Quản lý MBO

Thuật ngữ quản lý theo mục tiêu được xem như là cách tiếp cận đối với công việc hoạch định. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 trong quyển sách Thực Hành Quản Lý của Peter Drucker. Sau đó, nhiều chương trình tương tự như quản lý theo mục tiêu được phát triển với những tên gọi khác nhau ví dụ như “Quản lý theo kết quả” (Management by results), “Quản lý mục tiêu” (Goals management), “Kiểm soát và hoạch định công việc” (Work planning and review), “Mục tiêu và kiểm tra (Goals and controls) và một số tên gọi khác nữa.

Phương thức quản lý này hiện được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp trên thế giới, các công ty Google, Apple, Microsoft, Metro Cash & Carry,.... hiện đều áp dụng phương thức này.

Chủ đề: Quản lý MBO

Bạn sẽ không bao giờ có một nhà lãnh đạo hoàn hảo, và bạn sẽ không bao giờ có một đội bóng hoàn hảo. Trong khi phong cách lãnh đạo của mỗi người là duy nhất và không có con đường nào là hoàn hảo thì có những sai lầm lớn mà phần lớn ai cũng có thể mắc phải.

Xem tiếp
Quản trị theo mục tiêu là gì?

Quản lý theo mục tiêu là một quá trình xác định, thiết lập các mục tiêu trong nội bộ tổ chức, trong đó nhà quản lý và nhân viên thống nhất mục tiêu và hiểu được làm thế nào để đạt được đích.

Xem tiếp
Thiết lập mục tiêu theo thẻ điểm cân bằng

Không chỉ giúp thiết lập mục tiêu, hệ thống phần mềm iHCM còn có thể giúp tổ chức hoạch định, thiết lập mục tiêu theo thẻ điểm cân bằng (Balanced Scoredcard - BSC) nhằm giúp doanh nghiệp/tổ chức phát triển bền vững, đi đúng hướng theo chiến lược đã đặt ra.

Xem tiếp
Chia sẻ mục tiêu trong doanh nghiệp

Mục tiêu trong doanh nghiệp/tổ chức thường không chỉ dành cho một người mà nó được chia sẻ, chẳng hạn mục tiêu của một bộ phận là gì được phổ biến cho tất cả mọi người trong bộ phận đó để mọi người cùng hướng tới, mục tiêu của nhân viên thường được chia sẻ cho nhà quản lý cấp trên, nhiều mục tiêu được chia sẻ cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp/tổ chức được biết như doanh thu, lợi nhuận,....

Xem tiếp
Liên kết các mục tiêu doanh nghiệp trong iHCM

Các mục tiêu trong doanh nghiệp/tổ chức không độc lập với nhau mà có tính liên kết hỗ trợ lẫn nhau, chẳng hạn để đạt được mục tiêu doanh số 1000 tỷ trong năm thì không chỉ bộ phận kinh doanh thực hiện công việc này một cách đơn lẻ, mà các bộ phận khác cũng phải có các mục tiêu hỗ trợ, ví dụ như bộ phận marketing phải tìm kiếm được 10.000 khách hàng tiềm năng có chất lượng,... việc liên kết mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của bộ phận/nhóm và cuối cùng là mục tiêu của các nhân viên hình thành nên một sơ đồ hình cây mà chúng tôi gọi là "Bản đồ mục tiêu".

Xem tiếp
Đàm phán mục tiêu giữa quản lý và nhân viên dễ hay khó?

Việc gì sẽ xảy ra nếu như mục tiêu của nhân viên mang tính áp đặt một chiều và không có sự tham gia của nhân viên trong việc thiết lập? Liệu người nhận mục tiêu có cam kết thực hiện hay không nếu như mục tiêu không có sự đóng góp xây dựng của mình? Việc đàm phán giữa quản lý và nhân viên nhằm thiết lập các mục tiêu quan trọng là công việc hết sức cần thiết, nó góp phần tạo sự chủ động đồng thời làm tăng tính cam kết để đạt được hiệu quả cao nhất.

Xem tiếp
Hoạch định mục tiêu

Hoạch định là khâu thiết yếu trong điều hành doanh nghiệp/tổ chức. Hàng năm lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức vẫn thường thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp, từ các mục tiêu cấp cao nhất, chúng được chia nhỏ xuống thành mục tiêu cấp phòng ban, bộ phận cấp dưới, từ đó các mục tiêu này tiếp tục được liên kết xuống từng nhân viên trong doanh nghiệp.

Xem tiếp
Tạo thói quen làm việc tốt

Hầu hết các phương pháp quản trị từ trước đến nay, như Quản trị theo mục tiêu (MBO), Quản trị theo quy trình (MBP) và Quản trị theo giá trị (MBV) đều mới chỉ giải quyết được một vế của yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó là, khi chú trọng về hiệu quả thì chưa thỏa mãn tính nhân văn và ngược lại, khi chú trọng tính nhân văn thì lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.

Xem tiếp
Quản lý mục tiêu

Để đạt được thành công trong kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng được những mục tiêu chiến lược cho không chỉ doanh nghiệp mà còn mỗi nhân viên của mình. Hệ thống quản trị nguồn nhân lực iHCM hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức xây dựng, liên kết các mục tiêu riêng lẻ của nhân viên với mục tiêu chung và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, cụ thể hơn giúp các nhà lãnh đạo quản lý, chia sẻ mục tiêu - công việc, tương tác và huấn luyện nhân viên ngay trên bảng mục tiêu và công việc.

Xem tiếp
Quản lý theo mục tiêu tại Google

OKR là hệ thống đơn giản giúp một công ty tổ chức và thi hành những mục tiêu được đề ra. OKR bắt đầu từ những vị trí đứng đầu và di chuyển xuống chuỗi các vị trí lãnh đạo cấp thấp trong công ty. Google không phải là hãng phát minh ra hệ thống phân loại này. OKR bắt nguồn từ tập đoàn Intel. Và có nhiều công ty khác cũng sử dụng hệ thống quản lý tương tự.

Xem tiếp

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực