OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu, được sinh ra và áp dụng lần đầu tiên bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970, hiện OKR đang được áp dụng rộng rãi tại các công ty công nghệ như Google, Zynga, Twitter, LinkedIn, mục đích chính của nó là kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra. OKR có các đặc trưng cơ bản sau:
- Hệ thống mục tiêu có chu kỳ ngắn, ví dụ như Google thiết lập là hàng quý.
- Hệ thống mục tiêu có tính liên kết và phân cấp từ công ty, sau đó chuyển xuống các bộ phận, các nhóm và cuối cùng là từng cá nhân.
- Mục tiêu trong doanh nghiệp (được gọi là Objectives - Chính là chữ O trong OKR) được cụ thể hóa bằng các kết quả then chốt (Key Results - KR), ví dụ mục tiêu “Tăng lượng truy cập vào web site”, qua nghiên cứu cho thấy có thể đạt được bằng hai kết quả then chốt:
+ Cải thiện xử lý lỗi 404 (Lỗi truy cập vào trang không tồn tại).
+ Ra mắt 3 chức năng mới trên web site để thu hút thêm người sử dụng, kéo dài thời gian họ ở trên site, đồng thời đo lường được kết quả.
Trong hệ thống OKR, mỗi cá nhân thông thường chỉ nên có tối đa 5 mục tiêu, mỗi mục tiêu không nên có quá 4 kết quả then chốt để mọi người tập trung đạt được các kết quả trọng yếu, tránh dàn trải. Khái niệm KR (trong OKR) tương đối giống với KPI do cùng được dùng để đo lường kết quả, khác biệt với KPI ở các điểm sau:
- Đều được đo bằng số, tuy nhiên kết quả then chốt trong KR thường là tham vọng mà bạn mong muốn đạt được, KR là cầu nối giữa tham vọng và thực tế. Trong khi đó KPI được dùng để đo lường chính xác kết quả của đầu ra hay trong một công đoạn của quy trình.
- KPI thường là số liệu chính xác tuyệt đối, chẳng hạn như doanh số, điểm số mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ sản phẩm lỗi, tỷ lệ thời gian dừng sản xuất, chất lượng khách hàng tiềm năng do marketing mang về,..... Trong khi đó kết quả then chốt (KR) có thể không dễ đo lường chính xác, chẳng hạn như trong KR ở trên “Cải thiện xử lý lỗi 404” đòi hỏi phải có định nghĩa kết quả thế nào là xuất sắc, tốt, khá, trung bình, kém,.... những định nghĩa đó đôi khi có tính chủ quan.
- KPI thường cố định, ít thay đổi trong thời gian dài (Ví dụ doanh số được đo hàng tháng liên tục cho từng nhân viên kinh doanh trong cả năm, các năm tiếp theo chỉ số này vẫn được sử dụng), KR có thể tồn tại trong ngắn hạn, thậm trí chỉ xuất hiện một lần duy nhất, ví dụ “Cải thiện xử lý lỗi 404” có thể chỉ tồn tại trong 1 quý, sau khi lỗi 404 được xử lý dứt điểm, KR đó không còn tồn tại trong kế hoạch của các chu kỳ tiếp theo.
Chính vì sự khác nhau ở trên, OKR hay được áp dụng trong các vị trí sáng tạo (ví dụ như vị trí lập trình tại các công ty công nghệ), KPI thường được áp dụng trong các vị trí truyền thống, ví dụ như bán hàng, sản xuất. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp vừa áp dụng KR, vừa áp dụng KPI; chẳng hạn OKR áp dụng tại các vị trí sáng tạo, không dễ đo lường chính xác, KPI áp dụng cho các vị trí truyền thống; thậm trí ở một số vị trí, việc đo lường được thực hiện bằng cả KR lẫn KPI.
OKR và KPI đều là công cụ của Quản trị hiệu suất, tuy nhiên OKR thường gắn liền với Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của Quản trị hiệu suất truyền thống. Phần mềm iHCM hỗ trợ quản lý bằng KPI và OKR.
Không dừng ở việc hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mục tiêu, với phần mềm iHCM, nhà lãnh đạo có thể tạo các Kết quả then chốt cho mỗi một mục tiêu, mỗi Kết quả then chốt cũng được gắn với các danh sách công việc.
iHCM đã truyền tải rõ tinh thần của OKRs:
- Tập trung vào những gì quan trọng nhất.
- Cộng hưởng mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu.
- Không áp đặt và hướng tới sự hiệp đồng cao nhất.
- Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ những giá trị họ tạo ra: họ đã đóng góp gì cho mục tiêu chung của tập thể.
- Xây dựng văn hóa đo lường: mọi hoạt động đều được định lượng hóa.
iHCM giúp người dùng linh động khi thiết lập OKRs
Nhà lãnh đạo có thể xây dựng OKRs theo phương thức Liên kết chặt chẽ hoặc Liên kết có định hướng, và dễ dàng cập nhật tiến độ Mục tiêu/Kết quả then chốt bằng cách chọn “Cập nhật trạng thái”, “Cập nhật % hoàn thành” hay “Sửa trọng số”, “Cập nhật thời hạn”. Tiến độ hoàn thành Kết quả then chốt sẽ được tự động cập nhật theo % hoàn thành của các công việc bên dưới, tiến độ hoàn thành mục tiêu tiếp tục được tính từ % hoàn thành của tất cả các Kết quả then chốt của mục tiêu đó. Đặc biệt, phương pháp này sẽ rất hiệu quả với những doanh nghiệp quản lý theo dự án, những mục tiêu, công việc được định lượng rõ ràng.
Cộng tác liên tục trong doanh nghiệp
Cũng như các tính năng khác, Cộng tác luôn là tính năng vô cùng quan trọng mà đội ngũ phát triển muốn đưa xuyên suốt vào trong phần mềm, và không ngoại lệ đối với quy trình theo dõi và giám sát OKRs. Nhà quản lý và nhân viên có thể phản hồi, trao đổi liên tục theo thời gian thực trong quá trình hoàn thành các Kết quả then chốt và Mục tiêu, đính kèm file tài liệu trong từng Kết quả then chốt dù họ đang ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.
Như vậy, không chỉ dừng ở MBO, iHCM còn vận dụng OKRs, giúp doanh nghiệp quản trị hiệu suất liện tục và xuyên suốt, từ các mục tiêu lớn theo BSC, cho đến OKRs, công việc và từng checklist công việc nhỏ cụ thể, từ mục tiêu cao nhất của công ty, đến từng phòng ban, từng cá nhân trong doanh nghiệp, với mục đích cùng nhau hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
OKRs là công cụ hoàn hảo để quản lý, đo lường kết quả các mục tiêu có tính sáng tạo (Ví dụ như một số mục tiêu của họa sỹ, nhân viên phân tích thiết kế, nhân viên phát triển phần mềm, kiến trúc sư, chuyên gia phân tích dữ liệu,...), các mục tiêu này đổi mới liên tục, nhiều mục tiêu diễn ra đúng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn. Đó là lý do nó được Google, Deloitte,.... ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp sáng tạo.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Chủ đề: OKR là gì
Là doanh nghiệp đang triển khai BSC-KPI, tuy nhiên, việc ứng dụng bộ đôi công cụ này chưa giúp doanh nghiệp (DN) của Anh/Chị đạt hiệu quả như mong muốn, bởi những lý do sau:
Xem tiếpKhi Google ra mắt trình duyệt Chrome vào năm 2008, công ty đã tham vọng đặt mục tiêu có 20 triệu người dùng hoạt động hàng tuần đến cuối năm đó. Dù không đạt được con số này, nhóm thực hiện dự án Chrome đã không ngừng nghĩ lớn và cải tiến trình duyệt này. Cuối cùng, họ đã đạt được mục tiêu năm 2010 với 111 triệu người dùng. Sundar Pichar, CEO của Google, người đã dẫn dắt team thực hiện dự án, đã góp một phần lớn của thành công này vào việc sử dụng OKRs (Mục tiêu và Kết quả then chốt)
Xem tiếpTalkshow “Truyền thông nội bộ khi triển khai OKR: Hiểu cho đúng – Làm cho trúng” được Hyperlogy | iHCM và Học viện Agile đồng tổ chức vào chiều ngày 26/10 vừa qua đã diễn ra thành công với sự chia sẻ nhiệt tình đến từ hai diễn giả khách mời, cùng những đóng góp sôi nổi của khách tham dự là những anh, chị lãnh đạo, quản lí, phụ trách nhân sự, truyền thông… về triển khai hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp khi ứng dụng OKR.
Xem tiếpOKRs là gì? Lợi ích triển khai của OKRs mang lại ra sao? Cách thiết lập mục thiêu theo OKRs thế nào? Nguyên tắc triển khai? Quy trình triển khai OKRs?... đều được các nhà lãnh đạo, quản lý tìm hiểu rất kỹ trước khi tiến hành áp dụng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai thành công phương pháp quản trị tiên tiến này. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ chính nội bộ của doanh nghiệp đó là công tác Truyền thông.
Xem tiếpNgày 27/08 vừa qua, Talkshow “Đồng bộ OKRs trong doanh nghiệp công nghệ - Kinh nghiệm từ Vela Corp” đã diễn ra thành công với sự góp mặt của các CEO đến từ các đơn vị công nghệ: CEO Nguyễn Mạnh Hùng – VelaCorp, CEO Phạm Anh Đới – Học viện Agile (đơn vị cung cấp Khoá Coaching OKR), Chủ tịch HĐQT Chu Xuân Vinh – Hyperlogy Corp (đơn vị phát triển Giải pháp phần mềm quản trị hiệu suất iHCM) cùng đại diện của gần 100 doanh nghiệp tham dự.
Xem tiếpOKRs là phương pháp quản trị mục tiêu hiệu quả giúp startup trở thành những “kỳ lân” công nghệ. Nhưng ít người, đặc biệt ở cấp quản lý thực sự hiểu về OKRs, dẫn đến vô số khó khăn khi triển khai:
Xem tiếp“Nếu bạn nghiêm túc về việc quyết tâm hoàn thành mục tiêu chiến lược của tổ chức mình mỗi quý, iHCM chính là công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho bạn.” Giải pháp OKR của iHCM giúp các tổ chức thiết lập, đo lường và thực hiện các mục tiêu chiến lược nhanh hơn.
Xem tiếpLà người đứng đầu tổ chức, công việc của bạn không chỉ dừng lại ở bước tìm hiểu và quyết định chọn phương pháp quản trị hiệu suất theo OKR. Cấp quản lý và những người đứng đầu trong các phòng ban, bộ phận cũng sẽ là những người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác triển khai OKR thành công, và nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ họ.
Xem tiếpNhững ngày cuối tháng 3 vừa qua, một buổi Tọa đàm với chủ đề “Chia sẻ vai trò của OKR và cách triển khai hiệu quả trong doanh nghiệp” đã diễn ra với đơn vị tổ chức là Học viện Agile cùng sự góp mặt đông đảo của các anh, chị lãnh đạo, quản lý, những người quan tâm đến OKR, mong muốn tìm hiểu cách thức triển khai phương pháp quản trị này tại doanh nghiệp của mình.
Xem tiếpMôi trường kinh doanh hiện nay luôn biến động và là thử thách lớn của mọi doanh nghiệp. Cách duy nhất để vượt qua sức thay đổi của môi trường kinh doanh trong thời đại 4.0 là chuẩn bị một nền tảng vững chắc để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
Xem tiếp