Quản trị hiệu suất liên tục

Quản trị hiệu suất liên tục là một biến thể cải tiến của Quản trị hiệu suất, Quản trị hiệu suất liên tục được các tổ chức ưa thích mô hình quản lý tinh gọn (mô hình quản lý giúp biến đổi nhanh phù hợp với bối cảnh mới) áp dụng. Giống như Quản trị hiệu suất truyền thống, nó là quá trình mà nhà quản lý và nhân viên làm việc cùng nhau để xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch, theo dõi giám sát và cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của nhân viên cũng như việc đóng góp kết quả đó trong mục tiêu chung của tổ chức, trong quá trình này nhân viên và nhà quản lý thường xuyên trao đổi, cộng tác, phản hồi công việc và có những buổi đào tạo, đánh giá liên tục trong suốt cả năm làm việc, trái ngược với phương thức đánh giá truyền thống, việc đánh giá chỉ diễn ra vào cuối năm. Nó gồm các giai đoạn sau:

CẨM NANG QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT THEO SỐ LIỆU HARVARD

• Hoạch định mục tiêu: Thiết lập mục tiêu, kế hoạch hành động, gắn kết mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của nhóm và cuối cùng là mục tiêu từng cá nhân.
• Hỗ trợ, giám sát và cộng tác thường xuyên: Khác với Quản trị hiệu suất truyền thống, việc giám sát thực hiện công việc hướng tới mục tiêu đề ra trong Quản trị hiệu suất liên tục diễn ra thường xuyên. Nhân viên cộng tác, phản hồi kết quả cho nhà quản lý liên tục. Cộng tác, giám sát, trao đổi được diễn ra xuyên suốt quá trình làm việc (thậm trí là hàng ngày), nhà quản lý có vai trò như người huấn luyện nhân viên. Tại thời điểm này, nhà quản lý có thể chốt (ghi nhận) kết quả, điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh, trao đổi để ghi nhận các khó khăn và trợ giúp nhân viên nếu cần thiết.
• Đánh giá toàn diện nhân sự: Đánh giá thành tích theo mục tiêu & KPI, đánh giá năng lực theo khung năng lực. Chu kỳ đánh giá được rút ngắn so với Quản trị hiệu suất truyền thống, việc đánh giá được diễn ra thường xuyên hơn.

Hiện nay, một số công ty hàng đầu như Google, LinkedIn, Intel,... đã chuyển từ phương thức Quản trị hiệu suất truyền thống sang Quản trị hiệu suất liên tục nhằm đảm bảo các mục tiêu có sự liên kết chặt chẽ hơn, nâng cao sự gắn kết nhân viên với doanh nghiệp, sự thay đổi phù hợp với tình hình mới diễn ra nhanh hơn, qua đó thúc đẩy hiệu suất chung của toàn hệ thống. Các công ty này ứng dụng OKR trong quản lý công ty để phục vụ đo lường. Phần mềm iHCM hỗ trợ đầy đủ Quản trị hiệu suất và Quản trị hiệu suất liên tục.

Để hiểu thêm về Quản trị hiệu suất, Quản trị hiệu suất liên tục cũng như tầm quan trọng và các bước tiến hành quản trị hiệu suất trong tổ chức, quí vị có thể đọc thêm các bài Microsoft quản trị hiệu suất như thế nàoGoogle quản trị doanh nghiệp theo mục tiêuApple quản trị doanh nghiệp theo mục tiêu ra sao, Thời đại của Quản trị hiệu suất liên tục, quý vị cũng có thể tải tài liệu "CẨM NANG Quản trị hiệu suất theo số liệu HARVARD".

btn-taingay

Chủ đề: Quản trị hiệu suất liên tục

OKRs có thể truyền cảm hứng làm việc hiệu quả từ các mục tiêu của những công ty đầu ngành cho doanh nghiệp bạn

Một mục tiêu được kỳ vọng rõ ràng từ tầm nhìn, sứ mệnh được điều phối đến từ mục tiêu phải thực hiện từng quý, sẽ hỗ trợ cho toàn thể các nhân viên kiến tạo những ý tưởng về phương thức họ nên đặt một tinh thần chung và mục tiêu OKRs của riêng bản thân họ, mục đích của điều này nhằm canh chỉnh mục tiêu của cả doanh nghiệp. Cả tiến trình này giúp cào bằng và liên kết các cấp độ giữa những phòng ban và doanh nghiệp.

Xem tiếp

Trong những năm qua, những người đứng đầu doanh nghiệp luôn luôn tự hoàn thiện bản thân và bắt kịp với tư duy hiện đại, hiểu thấu những gì thúc đẩy hiệu suất doanh nghiệp tốt nhất. Chính vì vậy, một số tư tưởng quản trị đã từng được chấp nhận rộng rãi, đang trở nên suy yếu dần. Một ví dụ điển hình chính là bản đánh giá hiệu suất hàng năm. Rất nhiều công ty đang bỏ qua đánh giá hiệu suất hàng năm để ủng hộ một xu hướng quản lý hiệu suất phù hợp hơn Quản trị hiệu suất liên tục, hay còn được gọi là quản lý hiệu suất linh hoạt (Agile Performance Management - Còn được gọi là Continuous Performance Management).

Xem tiếp

Quản trị hiệu suất liên tục là quá trình nhân viên và nhà quản lý thường xuyên trao đổi, phản hồi công việc và có những buổi đào tạo trong suốt cả năm làm việc, trái với phương thức đánh giá truyền thống chỉ diễn ra vào cuối năm. Hiện nay, nhiều công ty hàng đầu đã chuyển đổi phương thức quản trị truyền thống sang quản trị hiệu suất liên tục nhằm đảm bảo sự liên kết mục tiêu chặt chẽ hơn, gắn kết nhân viên với doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hiệu suất tổng thể.

Xem tiếp
Quản lý theo mục tiêu tại Google

OKR là hệ thống đơn giản giúp một công ty tổ chức và thi hành những mục tiêu được đề ra. OKR bắt đầu từ những vị trí đứng đầu và di chuyển xuống chuỗi các vị trí lãnh đạo cấp thấp trong công ty. Google không phải là hãng phát minh ra hệ thống phân loại này. OKR bắt nguồn từ tập đoàn Intel. Và có nhiều công ty khác cũng sử dụng hệ thống quản lý tương tự.

Xem tiếp

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực