Đưa ra phản hồi là một phương pháp hữu hiệu để quản lý công việc của đội ngũ nhân viên mà các nhà quản trị nên làm thường xuyên.
Việc các nhà quản lý sớm đưa ý kiến phản hồi, động viên, hỗ trợ, định hướng, điều chỉnh… sau khi nắm bắt được thông tin về tình trạng và chất lượng công việc của các nhân viên dưới quyền sẽ giúp đội ngũ nhân viên nâng cao kết quả và hiệu quả làm việc, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất trên dưới về tiêu chuẩn cũng như kỳ vọng cho công việc. Hơn nữa, phản hồi thường xuyên sẽ giúp giảm đi độ tiêu cực của đánh giá cuối năm và giúp điều chỉnh chất lượng công việc gần như tức thời.
Bản thân các nhân viên cấp dưới cũng muốn nhận ý kiến phản hồi của nhà quản lý, giúp họ hiểu rõ vấn đề, chủ động tự điều chỉnh, nhanh chóng cải thiện được năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp giúp các nhà quản lý đưa ra ý kiến phản hồi tới nhân viên, trong đó phản hồi theo kiểu “sandwich” thường được các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý khuyên áp dụng.
Cấu trúc của cách phản hồi này là “khen – chê – khen”, có nghĩa sẽ bắt đầu bằng một câu phản hồi tốt (khen), sau đó đưa ra một câu phản hồi mang tính xây dựng (chê) và kết thúc bằng một câu phản hồi tích cực (khen). Tuy nhiên, một số chuyên gia quản trị nguồn nhân lực lại cho rằng phương pháp này không có nhiều tác dụng trong việc cải thiện kết quả làm việc của nhân viên.
Nếu bạn cũng đang áp dụng phương pháp phản hồi theo kiểu “sandwich”, hãy tham khảo bằng cách tải ngay Infographic sau đây để hiểu rõ:
- Vì sao không nên áp dụng phương pháp này?
- Lời khuyên nào hỗ trợ các nhà quản lý đem đến những phản hồi hiệu quả hơn và có tác dụng tốt hơn trong việc làm thay đổi hành vi, giúp nhân viên đạt kết quả làm việc tốt hơn?
Bạn vui lòng điền các thông tin dưới đây để có thể tải tài liệu hoàn toàn miễn phí!
"Xin gửi lời cảm ơn Team iHCM đã hỗ trợ Comayca trong suốt thời gian triển khai Phần mềm đánh giá hiệu suất iHCM. Lợi ích của Phần mềm iHCM đã được thấy rõ trong việc quản trị các mục tiêu chiến lược của Công ty ở mọi cấp độ qua các thước đo KPI rất phong phú và đa dạng. Nguồn nhân lực của Công ty qua việc triển khai iHCM cũng đã đạt những tiến bộ rất tốt."
"Với Rạng Đông, khi áp dụng iHCM, chúng tôi được tiếp cận với công cụ quản lý tiên tiến, phần mềm thân thiện, áp dụng thiết thực cho quản lý mục tiêu, công việc tại Rạng Đông. Chỉ sau một thời gian ngắn đưa phần mềm iHCM vào quản lý, tỷ lệ hoàn thành công việc của nhân viên tốt hơn, hiệu suất công việc được nâng lên rõ và hoạt động đánh giá chấm điểm nhân viên có căn cứ thuận tiện hơn."
"Từ khi Ban lãnh đạo MRB quyết định triển khai phần mềm iHCM, cá nhân tôi nhận thấy nhiều thay đổi rõ rệt: iHCM tạo môi trường cộng tác, làm việc nhóm rất tốt, hoàn toàn phù hợp với đặc thù công việc của đơn vị hành chính sự nghiệp như MRB, đặc biệt là các phòng thực hiện dự án (thời gian làm việc tại công trường đôi khi nhiều hơn tại văn phòng); Thêm nữa, iHCM hỗ trợ tôi dễ dàng truyền đạt thông tin tới các nhân viên bên dưới, để họ chủ động hơn công việc."
"Trong quá trình trải nghiệm thực tế vận hành quản lý, đánh giá KPI trên phần mềm, iHCM khá thân thiện khi sử dụng, các tính năng đáp ứng nhu cầu thực tế người dùng, đặc biệt có thể sử dụng trên các thiết bị di động. Qua phần mềm, cấp lãnh đạo có thể nắm bắt kịp thời tất cả các chỉ tiêu, kết quả trong quá trình thực hiện mục tiêu của công ty mọi lúc, mọi nơi..."
"Trải qua một khoảng thời gian dài nghiên cứu nhiều phần mềm công nghệ nhưng chưa phù hợp cho tới năm 2016, Viện iEIT đã quyết định lựa chọn và áp dụng Giải pháp phần mềm quản trị nâng cao hiệu suất doanh nghiệp iHCM vào hệ thống, kết quả là chúng tôi đã giảm được 80% thời gian xử lý số liệu, tăng năng suất lao động toàn đơn vị lên 30% trong 3 quý liên tiếp. iHCM thực sự là phần mềm hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp tại Việt Nam."
“Điều ban lãnh đạo SMI quan tâm nhất khi tìm đến hệ thống giải pháp phần mềm iHCM là có thể giúp chúng tôi quản lý công việc chung cho cả công ty. Quá trình từ giao việc đến báo cáo được liền mạch, tránh bị gián đoạn từ cá nhân này sang cá nhân khác. Toàn bộ nhân sự cũng chủ động đẩy việc và báo công việc hơn qua iHCM.”