Nhiều năm trở lại đây thì các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp số để có xu hướng tìm kiếm những xu hướng mới trong quản lý nhân sự, nhằm mục đích tối ưu hoá công việc quản lý, đồng thời đổi mới các quy trình truyền thống đã lỗi thời, một trong số những xu hướng đó phải kể đến khái niệm Total Rewards. 

 

Khái niệm của Total Rewards 

Total Rewards dịch ra có thể hiểu nôm na là Tổng đãi ngộ - tức là khái niệm bao hàm tất cả những gì mà nhân viên sẽ nhận được khi làm việc tại một doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, Total Rewards có thể được hiểu với nghĩa Total Rewards System (TRS), dùng để nói tới hệ thống tích hợp tất cả các chế độ đãi ngộ và khen thưởng của một doanh nghiệp dành cho nhân viên. 

 

Total Rewards-1

Hệ thống này được đưa ra nhằm đáp ứng sự cống hiến của nhân sự dành cho tổ chức đó. 

 

Cấu trúc của Hệ thống Total Rewards (Total Rewards System – TRS) 

Trên thực tế, Total Rewards một khi triển khai thành công sẽ đem lại giá trị tương đối lớn cho cả doanh nghiệp và nhân sự, nhờ đó các công ty có thể tạo dựng hệ thống phúc lợi minh bạch và rõ ràng. 

Total Rewards được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, từ lương thưởng tới phúc lợi, thăng tiến,… Về cơ bản, một hệ thống TRS hoàn chỉnh sẽ được triển khai thông qua 5 khía cạnh chính, cụ thể như sau: 

Hệ thống lương 

Hệ thống lương ở đây sẽ bao gồm lương thưởng và phụ cấp. Nhìn chung, bất kể ở vị trí nào và vai trò ra sao thì mọi nhân viên đều đặt ra những kỳ vọng về mức thu nhập của họ. Vì thế, doanh nghiệp nào cũng cần đưa ra một hệ thống lương thưởng cụ thể, minh bạch. 

>> 05 Cách Để Thuyết Phục Lãnh Đạo Sử Dụng Phần Mềm Quản Lí Công Việc

Chính Sách và Quyền Lợi 

Còn được hiểu là phúc lợi, là các yếu tố doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên để đảm bảo nhân viên có thể chuyên tâm làm việc cho công ty. Phúc lợi thường bao gồm bảo hiểm sức khỏe phòng trường hợp rủi ro, chương trình nhân viên trong các dịp lễ hoặc chế độ nhân thọ, hưu trí. 

Cân bằng cuộc sống và công việc 

Yếu tố này dùng để chỉ các chính sách hỗ trợ của công ty nhằm đảm bảo người lao động làm việc hiệu quả ở bất kỳ đâu. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là các chương trình làm việc từ xa, làm việc tại nhà,… 

Sự công nhận hiệu quả làm việc 

Sự công nhận này được biểu hiện bằng các chương trình có tính chất khích lệ trong nội bộ tổ chức. Ví dụ như các phần thưởng theo tháng, quý hoặc chương trình thưởng nóng. 

Phát triển nghề nghiệp 

Đây là một hình thức đãi ngộ mà các công ty lớn thường chú trọng và đầu tư cho nhân viên. Một hệ thống Total Rewards hiệu quả cần tạo được cơ hội trau dồi và lộ trình thăng tiến cho nhân viên. Những yếu tố này là điểm mấu chốt quyết định rằng nhân viên đó có gắn bó lâu dài với công ty hay không. 

Phân biệt Total Rewards và C&B 

Tuy có một số điểm khác biệt nhất định, nhưng trên thực tế Việt Nam hiện nay, các nhân viên C&B thường đảm nhận luôn vai trò của Total Rewards. Điều này khiến nhiều người thường lầm tưởng rằng Total Rewards và C&B là một. 

Bên cạnh đó, mức độ triển khai TRS ở Việt Nam còn hạn chế và đôi khi bỏ sót nhiều yếu tố nên chưa đạt được hiệu quả cao. 

TRS là hệ thống khen thưởng có khả năng tạo động lực cho nhân viên cũng như sự cân bằng giữa số tiền doanh nghiệp bỏ ra và sự gắn bó của nhân sự. Còn C&B dùng để chỉ các gói lương hoàn chỉnh dành cho một nhân viên, bao gồm tất cả các hình thức từ tiền mặt, phúc lợi cho tới các đặc quyền khác. Có thể nói rằng C&B là một thành tố cấu thành nên Total Rewards. 

Về cấu trúc, Total Rewards được cấu thành bởi các yếu tố như thù lao, quyền lợi, lợi ích trong cuộc sống, sự công nhận và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Còn C&B dùng để chỉ các gói lương hoàn chỉnh dành cho một nhân viên, bao gồm tất cả các hình thức từ tiền mặt, phúc lợi cho tới các đặc quyền khác. 

 

Total Rewards-2

Total Rewards được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, từ lương thưởng tới phúc lợi, thăng tiến,…

 

Trọng tâm chính của Total Rewards là kết hợp giữa các chiến lược khác nhau của doanh nghiệp để thu hút, giữ chân và gắn kết nhân sự thông qua một hệ thống minh bạch, hợp nhất. Còn C&B thường tận dụng các nguồn lực sẵn có như một hình thức trả công và tạo động lực cho người lao động. 

Vai trò của Total Rewards 

Vai trò của hệ thống Total Rewards (TRS) trong doanh nghiệp được thể hiện ở những điểm sau: 

- Hệ thống tài năng (Talent System): Khi áp dụng thành công, TRS sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí tuyển dụng do tận dụng nhân tài sẵn có; 

- Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Brand): một hệ thống Total Rewards hiệu quả có thể được coi như một nét đặc trưng, là thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là nhân tố tác động mạnh mẽ tới quá trình tuyển dụng, đồng thời cũng tiết kiệm và tăng hiệu suất tuyển dụng của doanh nghiệp. 

- Hệ thống lương thưởng minh bạch: bao gồm mức lương cơ bản, các chế độ thưởng cùng với các đãi ngộ, đặc quyền khác dành cho nhân viên; 

- Quản lý hiệu suất (Performance management): để khen thưởng hiệu quả, doanh nghiệp cần liên kết chính sách khen thưởng với hệ thống quản lý thành tích; 

- Sự công nhận và phần thưởng (Recognition & Rewards): thông qua phần thưởng và công nhận, nhân viên được động viên và hiểu rằng bản thân được coi trọng, đánh giá cao; 

- Sự kế thừa nhân sự (Succession Planning): qua các chương trình phát triển nghề nghiệp, các nhân tài chủ chốt được chọn lựa và bồi dưỡng liên tục. Một khi có nhân sự rời công ty, lập tức sẽ có người khác đủ khả năng và sẵn sàng kế nhiệm, đưa công ty hoạt động theo đúng tiến trình; 

- Đào tạo và phát triển (Learning & Development): bằng cách liên tục trau dồi kiến thức và kỹ năng, hệ thống Total Rewards sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc của cả cá nhân và tập thể; 

- Giữ chân (Retention): thông qua các chính sách đãi ngộ và lộ trình thăng tiến, TRS sẽ gián tiếp tạo ra chiến lược giữ chân nhân viên, nhằm hạn chế việc mất đi nhân tố tài năng, đồng thời thúc đẩy quá trình gắn bó với công ty; 

- Đào tạo và hội nhập (Onboarding): với các chính sách khả thi, Total Rewards tạo điều kiện để nhân sự mới hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp, từ đó tự tin cống hiến và nâng cao hiệu quả công việc. 

 

Total Rewards-3

Tìm Hiểu Xu Hướng Total Rewards

 

Có thể nói rằng, công việc của đội ngũ Total Rewards khá nặng nề và đòi hỏi nhiều kỹ năng. Chính vì thế, để hỗ trợ giảm tải gánh nặng cũng như giúp công việc hiệu quả hơn, đội ngũ Total Rewards nên sử dụng bộ công cụ, phần mềm eBS HRM - Giải pháp số hoá quy trình nhân sự, với những nghiệp vụ được tích hợp hoàn toàn trên một nền tảng. Với hệ thống này, đội ngũ Total Rewards hoàn toàn có thể tập hợp dữ liệu, lưu trữ thông tin nhân sự cũng như quản lý đánh giá nhân sự tổng quan, từ đó hỗ trợ lãnh đạo đưa ra được chiến lược đãi ngộ hiệu quả nhất.

 

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực