Nghiên cứu mới nhất từ IDC chỉ ra rằng, tại Châu Á - Thái Bình Dương, nếu các doanh nghiệp tiếp cận dữ liệu một cách toàn diện thông qua điện toán đám mây, họ sẽ có thể tăng thêm 60% lợi nhuận từ tài sản dữ liệu, tương đương 278 tỷ USD.
“Các quốc gia, các doanh nghiệp và cộng đồng đang sống trong một thế giới mà di động luôn đi đầu, điện toán luôn đi đầu, bao phủ bởi những công nghệ kết nối ngày càng gia tăng. Trong thế giới đó, dữ liệu chính là nhiên liệu cho các hệ thống và dịch vụ thông minh. Với các mô hình điện toán thông minh, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ có thể khai thác lượng dữ liệu đồ sộ hiện có, tối ưu hóa những dữ liệu này để vận hành tốt hơn”, Ông Phạm Xuân Hùng, Vụ Trưởng - Giám đốc Trung tâm Thông tin Giám sát Tài chính Quốc gia chia sẻ tại "Tọa đàm cấp cao các CIO - Khai phá sức mạnh dữ liệu" do Microsoft tổ chức sáng 15/5 tại Hà Nội.
Chia sẻ tại Tọa đàm, các CIO đại diện cho những Tập đoàn và doanh nghiệp lớn như VNPT, Vietinbank hay những cơ quan, Bộ ngành của Chính phủ như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ban chỉ đạo CNTT của Trung ương Đảng đều khẳng định, dữ liệu chính là tài nguyên mà doanh nghiệp và tổ chức cần phải khai thác, bảo vệ tối đa. Việc kết nối dữ liệu một cách xuyên suốt trong nội bộ doanh nghiệp, CQNN sẽ giúp việc giám sát hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn, điều này đặc biệt đúng trong những lĩnh vực nhạy cảm như tài chính - ngân hàng.
"Dữ liệu chính là tiền bạc của doanh nghiệp hiện nay. IDC ước tính các doanh nghiệp toàn cầu có thể có thêm khoảng 1,6 ngàn tỷ USD "cổ tức dữ liệu".Nguồn thu này có được từ dữ liệu doanh nghiệp, tính theo doanh thu phụ trội, giảm đi chi phí và cải thiện năng suất trong bốn năm tới", IDC nhấn mạnh.
Cụ thể, các lĩnh vực đưa đến “cổ tức dữ liệu” tại khu vực Châu Á - Thái Bình dương là:
- • 29 tỷ USD cho các tình huống giao tiếp khách hàng như sử dụng dữ liệu để cải tiến giao tiếp khách hàng, giữ lại khách hàng cho công ty, hỗ trợ khách hàng và tối ưu hóa bảng giá.
- • 88 tỷ USD cho các kịch bản liên quan đến vận hành, như sử dụng dữ liệu trong các quy trình vận hành và tối ưu hóa vận hành, bảo trì thiết bị, vật tư và nhà máy hoặc cung cấp thiết bị, quản trị dây chuyền, hậu cần và các nhu cầu khác.
- • 42 tỷ USD cho các mô hình đổi mới, ví dụ như sử dụng dữ liệu trong sản phẩm hoặc dịch vụ để cải tiến hoặc đổi mới; nghiên cứu và phát minh..
- • 120 tỷ USD cho gia tăng năng suất, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu về nguồn nhân lực, tối ưu hóa CNTT, tuân thủ các quy định..
"Những doanh nghiệp có cách tiếp cận dữ liệu toàn diện sẽ kiếm được cổ tức dữ liệu cao hơn hẳn so với những doanh nghiệp tiếp cận một cách đơn lẻ", ông Dan Vessen, Phó Chủ tịch Chương trình Siêu dữ liệu và các phân tích kinh doanh, tập đoàn IDC kết luận.
Theo Vietnamnet
iHCM được xây dựng trên nền điện toán đám mây với khả năng bảo mật dữ liệu cao, sử dụng di động mọi lúc mọi nơi và được xây dựng trên nền tảng công nghệ bền vững.
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022