Trong những nơi làm việc có nhịp độ nhanh như ngày nay, điều quan trọng là nhân viên phải tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất và có thể dễ dàng truyền tải sự tiến bộ của họ tới những đồng nghiệp khác. Vậy cách tốt nhất để đạt được những điều trên đó chính là áp dụng quản trị hiệu suất liên tục, phương pháp mà các công ty có tiếng như Google, AOL và Schneider Electric đã áp dụng bằng cách triển khai Mục tiêu và Kết quả then chốt (OKRs).
OKRs là gì?
OKRs là một khuôn khổ cho các nhà quản lý và nhân viên thảo luận cách mỗi cá nhân nhân viên kết nối với chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty. Điều này giúp mọi thành viên tập trung vào các vẫn đề quan trọng trong toàn tổ chức bằng cách:
- Thông báo cho những thành viên khác về những mục tiêu, công việc bạn đang thực hiện
- Tạo điều kiện cho các cuộc trao đổi huấn luyện hiệu quả
- Truyền đạt tiến độ công việc, thành tích bạn đạt được theo thời gian thực
- Tập trung nỗ lực và gắn kết với những ưu tiên hàng đầu của công ty
Công ty có thể dễ dàng đạt được những điều trên là bởi các mục tiêu của công ty, từng bộ phận, từng cá nhân đều được hiển thị trên bản đồ mục tiêu. Những mục tiêu này được liên kết với nhau chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên hoặc chéo nhau, qua đó, OKRs giúp các thành viên làm việc hướng về cùng kết quả.
Mục tiêu (Objective) là gì?
Những gì tôi muốn hoàn thành
Mục tiêu nên có nghĩa, đầy tham vọng và gắn kết với mục tiêu của công ty, bộ phận.
Ví dụ: Khởi động chương trình gắn kết nhân viên mới vào cuối tháng 3
Kết quả then chốt (Key Results) là gì?
Làm cách nào để tôi hoàn thành mục tiêu
Kết quả then chốt cần đo lường được, giới hạn về số lượng (3-5 Kết quả then chốt) và có thời hạn cụ thể, rõ ràng.
Ví dụ:
- Gửi khảo sát về sự gắn kết của nhân viên trước ngày 15 tháng 1
- Trình bày chiến lược tăng mức độ gắn kết của nhân viên vào ngày 20 tháng 2
- Thực hiện 2 sự kiện cho nhân viên vào cuối tháng 3
John Doerr, người đã đưa OKR đến với Google cho rằng, có 3 từ để tạo nên sự bứt phá nhờ OKRs: “được đo bằng”. Do đó, một bản tiêu chí đơn giản cho những mục tiêu tốt được trình bày như sau:
Tôi sẽ…………………được đo bằng…………………………
OKR là lựa chọn hoàn hảo cho các công ty muốn đo lường kết quả cho các công việc sáng tạo, ví dụ như các vị trí họa sỹ thiết kế web, phát triển phần mềm, kiến trúc sư,... Hiện nay, ngày càng nhiều công ty ứng dụng OKR trong quản lý, điều hành như Intel, Google, LinkedIn,.... OKR là phương thức cải tiến của quản lý theo mục tiêu, nó là một thành phần của Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của quy trình Quản trị hiệu suất và áp dụng cho các các công ty ứng dụng Quản trị nhanh gọn.
Để xác định khi nào dùng OKR, khi nào dùng KPI, bạn có thể đọc thêm bài "OKRs và KPIs, doanh nghiệp chúng tôi nên chọn phương pháp đo lường hiệu suất nào?". Hãy nghĩ đến OKR nếu như bạn thấy nó phù hợp sau khi đọc bài trên. iHCM hỗ trợ đồng thời cả KPI và OKR.
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022