Thông tin về tri thức quản trị/quản lý hiện đại được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Là người đứng đầu tổ chức, công việc của bạn không chỉ dừng lại ở bước tìm hiểu và quyết định chọn phương pháp quản trị hiệu suất theo OKR. Cấp quản lý và những người đứng đầu trong các phòng ban, bộ phận cũng sẽ là những người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác triển khai OKR thành công, và nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ họ.
Những ngày cuối tháng 3 vừa qua, một buổi Tọa đàm với chủ đề “Chia sẻ vai trò của OKR và cách triển khai hiệu quả trong doanh nghiệp” đã diễn ra với đơn vị tổ chức là Học viện Agile cùng sự góp mặt đông đảo của các anh, chị lãnh đạo, quản lý, những người quan tâm đến OKR, mong muốn tìm hiểu cách thức triển khai phương pháp quản trị này tại doanh nghiệp của mình.
Môi trường kinh doanh hiện nay luôn biến động và là thử thách lớn của mọi doanh nghiệp. Cách duy nhất để vượt qua sức thay đổi của môi trường kinh doanh trong thời đại 4.0 là chuẩn bị một nền tảng vững chắc để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
Là phương pháp đã được áp dụng thành công bởi các doanh nghiệp tỷ đô như Google, Apple, Metro Cash & Carry… MBO & KPIs trở thành bộ công cụ hàng đầu trong việc xây dựng mục tiêu doanh nghiệp và thiết lập các thước đo đánh giá hiệu quả thực tế của mỗi nhân viên, bộ phận/phòng ban.
OKR được mệnh danh là phương pháp quản trị hiệu suất có linh hồn và định hướng, truyền cảm hứng tới những người thực hiện, trong khi, KPI lại được mô tả như những con số thiếu linh hồn. Tuy nhiên khi kết hợp chúng với nhau, OKR và KPI lại là cặp đôi bổ sung rất tốt cho nhau. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và nâng cao hiệu suất làm việc của một tổ chức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách KPIs phối hợp cùng OKR qua một số câu hỏi sau!
MBO, được viết tắt từ Management by Objectives, có nghĩa “Quản trị theo mục tiêu”, là một công cụ quản lý phổ biến trong nhiều thập kỷ. Nhưng có một cách tiếp cận thay thế, mà hiện tại đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, đó là: OKR – Objectives and key results, có nghĩa “Mục tiêu và Kết quả then chốt”. Nếu bạn đã đọc tài liệu về OKRs, bạn có thể nhận thấy MBO và OKRs có một số điểm tương đồng cũng như có điểm khác biệt.
OKR (Objectives and Key results) là phương pháp quản trị mục tiêu nổi tiếng với các Mục tiêu và Kết quả then chốt, kết nối tổ chức với từng bộ phận và cá nhân, đồng thời đảm bảo các thành viên trong tổ chức đi đúng hướng đã đề ra. OKR đã được áp dụng rộng rãi tại các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới: Google, Intel, Facebook, Schneider…
Các công ty lớn trên thế giới như Google hay Sears đã xây dựng những hệ thống riêng để thiết lập và theo dõi OKR cho hàng ngàn nhân viên của họ. Vậy nếu doanh nghiệp của bạn không nằm trong F500 giống như họ? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không có đủ nội lực để xây dựng và áp dụng OKR theo thực trạng doanh nghiệp mình?
Đội ngũ nhân viên luôn là bộ phần “nòng cốt” giữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của mọi doanh nghiệp, dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Do đó, đánh giá thực hiện công việc và năng lực của từng nhân sự, để từ đó giúp họ khắc phục hạn chế, phát huy điểm mạnh, trau dồi kỹ năng chuyên môn và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp là việc cần thực hiện có bài bản, minh bạch, khoa học.
Theo chia sẻ của đại diện Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế (Viện IEIT) – Trung tâm Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, trong 07 năm triển khai các hoạt động đào tạo và tư vấn về quản trị với hơn 200 khóa học và +8000 lượt học viên tham gia, ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ luôn là vấn đề mà các CEO, HR chưa tìm ra phương hướng giải quyết.