Xem toàn bộ các phần: Phần 1, Phần 2
Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặp tính cách, gieo tính cách gặt số phận. Đó là lý do bạn nên học theo thói quen của những doanh nhân thành công, biến nó thành của mình. Và rồi bạn sẽ sớm hái quả ngọt.

Thói quen định hình cuộc sống của chúng ta. Đồng thời chúng tạo thành một nền tảng giúp chúng ta đạt được thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân.Trong một cộng đồng, chúng ta thường thích thú với những thói quen của người khác, nhất là nhân vật nổi bật như người nổi tiếng, chính trị gia và tất nhiên là cả những doanh nhân tên tuổi nữa. (Ví dụ một vài cái tên đình đám như: Richard Branson, Bill Gates và Mark Zuckerberg)

Nhóm của tôi và tôi thường bàn luận về điều tạo nên những thói quen này và làm thế nào để biến chúng thành của mình. Dưới đây là một số thói quen thú vị của các doanh nhân nổi tiếng có thể giúp bạn xác định điểm khởi đầu tốt để thành công trong công việc thường ngày của mình.

1. Giảm thiểu quyết định tạo nên tác động thấp

Mark-iHCM

Để tối đa hóa năng lượng và sức lực cho các quyết định có tác động lớn và sáng tạo, các doanh nhân cần phải giảm thiểu tối đa các công việc tiểu tiết hàng ngày. Điều này có thể đơn giản như ăn cùng một món mỗi sáng hoặc đặt ra mục tiêu có chủ đề liên quan cho mỗi ngày trong tuần.

Mark Zuckerberg của Facebook tập trung năng lượng của anh vào những quyết định quan trọng nhất và hoàn toàn bỏ qua việc lựa chọn quần áo hàng ngày - một quyết định nhỏ nhặt mà tất cả chúng ta đều làm vào mỗi sáng. Học theo Steve Jobs, người luôn xuất hiện với chiếc áo cao cổ màu đen cùng quần jean, nhà sáng lập Facebook mặc một kiểu đồng phục gồm áo hoodie và quần jean mỗi ngày.

2. Không nói “Không” khi trả lời câu hỏi

musk-iHCM

Trong khi chúng ta đấu tranh cho sự khiêm tốn, đôi khi cách duy nhất là bỏ qua những người phản đối và tự tin bạn đang ở trên bờ của sự thành công. Được biết đến là người thường hay từ chối nói không khi trả lời câu hỏi, Elon Musk – được gọi là một serial entrepreneur (khái niệm chỉ những doanh nhân không ngừng sáng tạo ý tưởng và lập nên các doanh nghiệp mới) chỉ đơn giản là không cho phép người khác nói với anh có điều gì đó không thể thực hiện được. Anh đặt mình vào con đường có đà luôn tiến về phía trước và tạo tầm nhìn đường hầm hướng tới một mục tiêu sáng tạo, độc đáo, không cho phép người nào cản bước anh.

Theo báo cáo cho biết 90% người khởi nghiệp thất bại và không hoàn toàn tự tin vào ý tưởng kinh doanh hay quyết tâm làm bất cứ điều miễn là cần cho sự thành công, một doanh nhân thì sẽ không như vậy.

3. Tiến một bước xa hơn tất cả những người khác

Marisa-iHCM

Các doanh nhân luôn được mô tả như những người luôn sẵn sàng tiến một bước xa hơn tất cả mọi người. Giám đốc điều hành Yahoo - Marissa Mayer là ví dụ sống cho điều này và được biết đến là người luôn mong nhận được các kết quả gần như hoàn hảo. Cô từng nhất định buộc nhóm của mình thử nghiệm 41 sắc thái khác nhau của màu xanh cho kết quả tìm kiếm Google. Trong khi một số người cho là cô quá cần mẫn và luôn bị ám ảnh bởi sự hoàn mỹ, cô đã xây dựng danh tiếng trong nghề nghiệp của mình dựa trên chất lượng và kết quả công việc.

4. Đặt khách hàng lên trên hết

Lucas-iHCM

Đối với các startup trong lĩnh vực sáng tạo, khách hàng chính là ưu tiên hàng đầu. Những doanh nhân nhận thấy nhu cầu và đáp ứng nó, tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho người dùng của họ.

Twitter được xây dựng trên ý tưởng tạo ra sự giao tiếp toàn cầu một cách nhanh chóng, có thể truyền đi 140 ký tự cùng một lúc. Quan trọng hơn, những người sáng lập Twitter - Evan Williams, Jack Dorsey và Biz Stone Were quan tâm đến việc nâng cao khả năng sử dụng và giảm thiểu tác động đến khách hàng khi trang web bị sập khi có quá nhiều người cùng tìm hiểu 1 thông tin nào đó nhiều hơn là doanh thu trong những năm đầu mang tính quyết định đó. Kết quả là, họ đã xây dựng một công cụ giao tiếp thay đổi thế giới, trong đó người dùng cảm thấy như họ là người làm chủ.

Theo tri thức trẻ

Phần mềm Quản trị hiệu suất iHCM - Công cụ quản trị khoa học cho các nhà lãnh đạo

Quản trị hiệu suất là tiến trình mà nhà quản lý và nhân viên làm việc cùng nhau để xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch, theo dõi giám sát và cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của nhân viên cũng như việc đóng góp kết quả đó trong mục tiêu chung của tổ chức. Quản trị hiệu suất bao gồm một số giai đoạn chính sau:

CẨM NANG QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT THEO SỐ LIỆU HARVARD

• Hoạch định: Thiết lập mục tiêu, kế hoạch hành động.
• Hỗ trợ và giám sát: Giám sát thực hiện công việc hướng tới mục tiêu đề ra.
• Đánh giá toàn diện nhân sự: Đánh giá thành tích theo mục tiêu & KPI, đánh giá năng lực theo khung năng lực. Kết quả của đánh giá là đầu vào cho việc hoạch định cũng như hỗ trợ và giám sát ở các chu kỳ tiếp theo.

Ngày nay, do sự biến đổi nhanh chóng của bối cảnh bên ngoài, các tổ chức phải chuyển mình nhanh để phù hợp với môi trường, vì vậy nhiều nơi đã chuyển sang áp dụng Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của Quản trị hiệu suất, theo đó việc cộng tác, giám sát, trao đổi và đánh giá diễn ra thường xuyên. Phần mềm iHCM hỗ trợ đầy đủ Quản trị hiệu suấtQuản trị hiệu suất liên tục.

Để hiểu thêm về Quản trị hiệu suất, Quản trị hiệu suất liên tục cũng như tầm quan trọng và các bước tiến hành quản trị hiệu suất trong tổ chức, quí vị có thể đọc thêm các bài Microsoft quản trị hiệu suất như thế nàoGoogle quản trị doanh nghiệp theo mục tiêuApple quản trị doanh nghiệp theo mục tiêu ra sao, Thời đại của Quản trị hiệu suất liên tụcquý vị cũng có thể tải tài liệu "CẨM NANG Quản trị hiệu suất theo số liệu HARVARD".

btn-taingay

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

Xem toàn bộ các phần: Phần 1Phần 2

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực