Lynda Gratton - Giáo sư Trường Kinh doanh London từng đưa ra nhận xét rằng: Chuyên viên làm công tác nhân sự đang ở vào một giai đoạn đặc biệt trong việc định hình cách mà tổ chức hoạt động.
Tại sao vậy? Vì đang xuất hiện các xu hướng mới làm thay đổi tương lai của các công việc. Trong bài phát biểu tại một hội thảo ở Úc mới đây, bà Gratton đã “nhắc” giới làm nhân sự cần chú ý đến 4 xu hướng mới, sẽ “tác động sâu xa lên thế giới của chúng ta”.
1. Đầu tiên là xu hướng về công nghệ. Chuyện này không lạ. Nhưng vai trò của công nghệ, ngay lúc này đây, đang tạo ra quá nhiều cơ hội cho con người mà chỉ 5 năm trước thôi có mơ cũng không thấy.
Đồng thời, những “đầu việc” cần đến kỹ năng ở mức trung bình như giám sát, vận hành và chế tác đang dần mất đi như là hệ quả của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo. Lấy ví dụ, các nhà kho của Amazon nay đã dùng robot thay cho con người trong sắp xếp hàng hóa trong kho.
Các nghiên cứu cho thấy có đến 40% công việc sẽ mất vào tay của trí tuệ nhân tạo và robot trong tương lai. Điều này nhắn nhủ giới làm nhân sự 2 câu chuyện.
- Thứ nhất là các công việc trong tương lai không bị mất đi sẽ là những công việc thuộc phạm vi quản lý, chuyên môn và kỹ thuật; và những công việc mới khác sẽ xuất hiện dần nhờ vào áp dụng trí tuệ nhân tạo. Gratton nhấn mạnh: “Một trong những câu hỏi bạn cần hỏi là: Cái gì sẽ ngày càng tác động đến lực lượng lao động có kỹ năng của chúng ta đây?”.
- Thứ hai, giới làm nhân sự sẽ đối mặt với việc thừa con người vốn sở hữu những kỹ năng lâu nay vẫn hữu dụng, nhưng giờ thì không cần đến nữa, và điều phải xảy ra tiếp theo là phải tái trang bị những kỹ năng mới cho lực lượng lao động ấy.
Gratton cũng cho là mọi người phải có câu trả lời cho vấn đề ai sẽ “gánh” việc tái trang bị những kỹ năng mới cho người lao động. Câu trả lời là chính giới làm nhân sự, hoặc là người sử dụng lao động. Nói gì thì nói, ý tưởng “Học một lần dùng cả đời” đã thuộc về lịch sử rồi.
2. Xu hướng tiếp theo là tuổi thọ đã thành một xu hướng tác động đến công việc trong tương lai. Các thế hệ về sau càng thọ hơn, làm cho thời gian “đóng góp” kéo dài hơn.
Bà Gratton đã nêu một ví dụ bằng số, minh họa cho việc này: Ông A, sinh năm 1945, chỉ phải tiết kiệm 4% lương để có lương lúc về hưu là “dễ chịu”. Đến thế hệ của ông B, sinh năm 1971, cần tiết kiệm đến 17% để có được lương lúc về hưu xem ra hợp lý, hoặc ông phải làm việc kéo dài đến giữa những năm tuổi 70. Còn anh C, sinh năm 1998, cần đến 25% tiết kiệm tiền lương để có tiền lương về hưu “coi được”, hoặc phải làm việc đến giữa những năm 80 tuổi của mình. Do vậy cấu trúc lại công việc bây giờ là một việc cần làm.
3. Xu hướng thứ ba là ngày càng có nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: Vì sao tôi phải đi làm? Tôi đi làm vì cái gì? Rõ ràng, động lực làm việc của con người đang được xem lại. Các hiện tượng mới trong xã hội, sự thay đổi về cấu trúc gia đình… đang tác động đến việc hình thành các công việc trong tương lai.
4. Cuối cùng, xu hướng thứ tư liên quan trực tiếp đến người làm nhân sự. Họ đang quay lại với một trong những vai trò chính của mình là thiết kế các công việc mới cho tương lai, nhưng với nhãn quan mới, xem nhân viên trong một tổ chức là các bậc làm cha làm mẹ, là người chủ của một tổ ấm trong xã hội. Dù nhân viên đó là nam hay nữ thì khi họ đi làm, họ vẫn có trách nhiệm về con cái của họ.
4 xu hướng này đang rõ dần, nên người làm nhân sự phải xem lại việc trang bị cho mình những kỹ năng mới để đáp ứng các xu hướng này một khi chúng xuất hiện trong môi trường họ đang phụ trách…
TRƯƠNG CHÍ DŨNG - Giám đốc R&D, Công ty L&A/DNSGCT
Phần mềm quản lý iHCM - Giải pháp nâng cao hiệu suất doanh nghiệp
1. Quản lý mục tiêu cho từng vị trí công tác: Được phần mềm quản lý mục tiêu, quản lý công việc iHCM hỗ trợ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể giúp nhân viên nắm rõ định hướng, mục tiêu của tổ chức mình. Mục tiêu chung sẽ được chia nhỏ xuống từng nhân viên của tất cả các bộ phận. Mỗi cá nhân sẽ hiểu công việc mình đang làm thực hiện cho mục tiêu nào và chủ động hơn.
2. Dễ dàng quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu, công việc: Áp dụng iHCM, nhà quản lý có thể nắm bắt trạng thái hoàn thành mục tiêu, công việc từng nhóm, từng cá nhân, sẵn sàng trao đổi, phối hợp và hỗ trợ kịp thời.
• Thiết lập, quản lý và giám sát công việc theo mục tiêu
• Giao việc và phối hợp công việc theo quy trình tùy biến
• Tương tác thân thiện theo thời gian thực như mạng xã hội
• Thông báo nhắc việc qua email và các thiết bị di động
Tài liệu "Bật mí 03 bước tiến hành Quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp" hoàn toàn miễn phí!
3. Đo lường và Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên: nhà quản lý có thể đo lường chính xác kết quả làm việc của nhân viên dựa theo kết quả hoàn thành mục tiêu (KPI), công việc của mỗi nhân viên thể hiện trên hệ thống.
4. Đánh giá nhân viên khoa học và nhiều chiều: iHCM xóa tan gánh nặng thủ tục hành chính trong mỗi kỳ đánh giá, hiện thực hóa đánh giá nhân viên một cách khoa học và nhiều chiều, nhiều gốc nhìn khác nhau: Đánh giá thành tích (Đánh giá KPI), Đánh giá 360 độ và Đánh giá năng lực. Dựa vào kết quả đánh giá, nhà quản lý có thể đối chiếu những năng lực còn thiếu của nhân viên so với tiêu chuẩn của doanh nghiệp ứng với vị trí công tác và lên kế hoạch đào tạo cần thiết nhằm tăng cường năng lực cho nhân viên hiệu quả nhất.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022