Được đề bạt vào vị trí quản lý là một bước phát triển quan trọng nhưng cũng đầy thử thách đối với sự nghiệp của bạn. Làm thế nào để thành công trong vai trò này và tiếp tục thăng tiến lên những vị trí cao hơn? Để trả lời cho câu hỏi trên, công ty TRG đã khảo sát hơn 300 nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp người Việt để tìm hiểu những kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với vị trí quản lý. Và sau đây là top 5 những kỹ năng được đánh giá cao nhất.
Lãnh đạo nhóm hiệu quả
Làm việc nhóm (teamwork) là một phần không thể thiếu trong thành công của doanh nghiệp ngày nay. Vì vậy cũng dễ hiểu vì sao khả năng xây dựng và lãnh đạo nhóm được xem là kỹ năng thiết yếu hàng đầu mà mọi nhà quản lý cần có. Họ phải biết cách lựa chọn thành viên phù hợp cho nhóm, và có thể phát huy tối đa năng lực của từng thành viên. Một nhà quản lý giỏi còn phải có thể giải quyết xung đột trong nhóm, tạo sự đồng lòng hướng đến mục tiêu chung.
Làm việc hiệu quả
Sử dụng hiệu quả những công nghệ và nguồn lực có sẵn, biết cách đặt mức ưu tiên để hoàn thành công việc là kỹ năng được đánh giá là có tầm quan trọng thứ 2. Khi xét đến việc năng suất lao động tại Việt Nam hiện đang trong nhóm cuối của khu vực thì kỹ năng này lại càng không thể thiếu. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã cung cấp nhiều công cụ giúp tối ưu hiệu suất làm việc. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy yếu tố con người thì các quản lý người Việt còn phải biết cách tận dụng sức mạnh của công nghệ để thành công trong điều kiện hiện nay.
Xây dựng định hướng công việc
Một nhà quản lý xuất sắc trước hết cũng phải là một lãnh đạo giỏi. Tuy vẫn có sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý, nhưng trên thực tế rất khó để tách bạch hoàn toàn hai vai trò này. Một quản lý xuất sắc do đó phải biết cách đặt ra mục tiêu rõ ràng cho cấp dưới và chỉ ra cách đạt được mục tiêu trên thông qua quá trình hoạch định và quản lý khối lượng công việc.
Hướng đến kết quả
Sự thành bại của một doanh nghiệp cũng như một cá nhân đều được đánh giá thông qua những kết quả cụ thể. Vì vậy một quản lý giỏi sẽ biết cách vượt qua trở ngại để đạt được kết quả cao nhất có thể. Đừng nghĩ rằng trong vai trò quản lý thì bạn chỉ đơn giản là “chỉ tay năm ngón” và để cấp dưới trực tiếp thực hiện công việc. Cấp trên của bạn chắc hẳn sẽ không muốn đề bạt một quản lý không đem lại kết quả cụ thể cho doanh nghiệp.
Truyền đạt hiệu quả
Những quản lý giỏi cần có khả năng diễn đạt rõ ràng, súc tích trong cả khi nói và viết. Họ cũng phải cởi mở, thẳng thắn và sẵn lòng chia sẻ thông tin với cả cấp trên và cấp dưới.
Theo HRinsider
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022