Một tập thể làm việc trong một tổ chức là tập hợp từ những cá nhân đơn lẻ. Doanh nghiệp chỉ có thể có một tập thể làm việc chủ động khi từng thành viên trong đó chủ động làm việc. Vậy làm thể nào để nhân viên chủ động hơn trong công việc? Để nhà quản lý đánh giá chính xác hiệu suất lao động của từng cá nhân?... Đây là hai trong số rất nhiều thắc mắc của những nhà lãnh đạo, nhà quản trị mong muốn cải thiện hiệu suất làm việc trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Để trả lời được thắc mắc trên, trước hết, chúng ta phải làm rõ nghĩa của cụm từ “chủ động trong công việc”. Một nhân viên làm việc chủ động sẽ là người:
- Chủ động tìm việc, đề xuất công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, không chờ cấp trên giao việc.
- Chủ động tìm kiếm giải pháp để hoàn thành công việc
- Chủ động tìm kiếm và phát hiện các vấn đề, rủi ro có thể xảy ra
- Chủ động đánh giá kết quả hoàn thành công việc
- Chủ động nhìn nhận trách nhiệm và sửa sai khi mắc lỗi
Một cá nhân không chủ động trong công việc có thể từ những nguyên nhân sau:
- Tâm lý của một người đi làm thuê
- Thiếu lòng tự trọng
- Thụ động, chịu sự giao phó điều động của người khác
- Không có trách nhiệm với bản thân
Để khắc phục vấn đề này ta cần phải giúp cho người lao động những điều sau:
- Có trách nhiệm với bản thân
- Có lòng tự trọng cao
- Có ý thức làm chủ trong công việc
Các nhà quản trị cần làm gì để cải thiện? Bạn có thể tham khảo lần lượt 3 bước sau:
Bước 1. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo.
Các chương trình đào tạo được tổ chức kỹ lưỡng với mục đích:
- Người học phải tự khám phá vấn đề
- Người học buộc phải vận động trí não để giải quyết vấn đề
- Người học phải tự giải tỏa các thắc mắc của bản thân, không ỷ lại vào người hướng dẫn.
Với những yêu cầu như vậy về chương trình thì không phải bất cứ học viên nào khi tham dự cũng đạt được kết quả, mà kết quả chỉ đạt được khi học viên tham dự khóa học thỏa mãn được các điều kiện sau:
- Có nhu cầu phát triển bản thân
- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến
- Nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề của bản thân
- Chủ động thực hiện theo yêu cầu của khóa học
- Chấp nhận và tuân thủ các quy định của khóa học cùng với sự hướng dẫn của giảng viên.
Bước 2. Thu hút, tuyển dụng, giữ chân những nhân viên đã có tinh thần làm việc chủ động và khai thác, phát huy tinh thần đó của họ
Trong cương vị là nhà lãnh đạo, nếu bạn cho rằng công tác tuyển dụng, thu hút, giữ chân, khai thác và phát huy năng lực của những nhân viên làm việc xuất sắc là công việc của bộ phận nhân sự, không liên quan đến mình, thì đây thực sự là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Bởi, tòan bộ các công tác trên đều thực sự là nhiệm vụ của cả người lãnh đạo chứ không phải thuần túy của bộ phận nhân sự.
Tất nhiên, người lãnh đạo không thực hiện nhệm vụ nói trên của mình một cách trực tiếp với từng nhân viên, mà người lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đó của mình một cách gián tiếp qua môi trường làm việc. Người nhân viên luôn luôn làm việc trong một môi trường làm việc xác định và chịu sự tác động từ môi trường đó.
Chất lượng của môi trường làm việc hòan tòan phụ thuộc vào người lãnh đạo, bởi dù có hay không có ý thức, dù có hay không nhận trách nhiệm thì người lãnh đạo vẫn là người tạo ra, thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển môi trường làm việc của tổ chức.
Do vậy, năng lực của người lãnh đạo là điều kiện tiên quyết trong công tác này. Để có thể làm tốt công việc này, đòi hỏi người lãnh đạo cần phải đáp ứng được những năng lực sau:
- Có hoài bão, lý tưởng
- Có tầm nhìn xa
- Có giá trị sống phù hợp
- Có trách nhiệm với bản thân
- Có lòng tự trọng
- Quản lý được cái tôi của bản thân
- Hiểu mình - hiểu người
- Hiểu doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của mình
- Thấu hiểu môi trường kinh doanh
- Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh đối tác và khách hàng
- Khả năng truyền cảm hứng
- Khả năng đào tạo và huấn luyện
- Khả năng phát triển bản thân cao
Hãy kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện những ý sau để đáp ứng đủ các năng lực trên:
- Các năng lực cá nhân cho lãnh đạo
- Tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp.
- Hệ thống nhận dạng thương hiệu
- Hệ thống tổ chức công việc (các quy trình, bản mô tả công việc)
- Chính sách đãi ngộ
Bước 3. Xây dựng tập thể nhân viên của tổ chức thành một đội ngũ nhân viên làm việc chủ động
Để thực hiên bứớc này chúng ta chỉ cần làm một vài thao tác đơn giản như sau:
1. Đánh giá, phân loại nhân viên thành hai nhóm:
- Nhóm 1 những người có khả năng đào tạo và thay đổi cao theo hướng tích cực, dễ trở thành những người làm việc chủ động.
- Nhóm 2 những người khó có khả năng đào tạo và thay đổi cao theo hướng tích cực, khó trở thành những người làm việc chủ động
2. Triển khai việc giáo dục thái độ làm việc chủ động cho các nhân viên ở nhóm 1 theo giải pháp đã đề ra ở bước 1
3. Lập kế họach và tiến hành thực hiện việc sa thải đối với những nhân viên ở nhóm 2
4. Lên kế hoạch tuyển dụng và giáo dục thái độ làm việc chủ động cho các nhân viên mới.
5. Hoàn tất chương trình
Nguồn tham khảo và tổng hợp
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- Zalo, Facebook, Skype… sẽ không còn là ứng dụng chat của các doanh nghiệp trong năm 2021 - 27/03/2021
- 5 tính năng quan trọng cần có trong một phần mềm quản lý dự án - 19/03/2021
- Đi tìm phần mềm Quản trị hiệu suất KPI và OKR tốt nhất 2021 - 18/03/2021
- Làm thế nào để lập kế hoạch dự án hiệu quả nhất? - 13/03/2021
- 4 Lợi ích lớn khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý dự án - 05/03/2021