Thiết lập mục tiêu ngay từ thời điểm đầu năm là một việc quan trọng không chỉ đối với cả một tổ chức mà còn đối với từng cá nhân, bộ phận. Đây là hoạt động cần thiết giúp nhà lãnh đạo quản trị nguồn nhân lực, định hướng cho tất cả các phòng ban, nhân viên đi đúng với mục tiêu phát triển chung của tổ chức đồng thời khai thác có hiệu quả năng lực tiềm ẩn của họ, tạo động cơ làm việc ở họ.
Hơn nữa, các mục tiêu đã thiết lập sẽ được lấy làm cơ sở giúp các nhà lãnh đạo trong công tác đánh giá và khen thưởng nhân viên. Chính vì vậy, những mục tiêu này sẽ phải đảm bảo một số tiêu chí như cần phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được, có khả năng thực hiện được,… hay còn gọi là tiêu chí SMART.
Theo phương pháp quản trị mục tiêu hiện đại MBO, việc xây dựng mục tiêu sẽ không còn chỉ từ một phía có nghĩa cấp trên ấn định mục tiêu cho từng phòng ban, nhân viên, mà mục tiêu chung của toàn đơn vị sẽ được chia nhỏ xuống từng phòng ban, từ phòng ban xuống từng cá nhân và dựa trên sự đàm phán, thống nhất giữa nhà quản lý và nhân viên. Nhân viên sẽ là người tự đặt ra mục tiêu, trong khi nhà quản lý có vai trò hỗ trợ, định hướng mục tiêu đó gắn với mục tiêu chung của phòng ban mình, đơn vị mình.
Sở dĩ nhân viên có thể tự đặt mục tiêu cho mình là bởi chính họ sẽ là người hiểu rõ nhất những mục tiêu cụ thể nào có thể đem lại hiệu quả chung cho công việc như tăng năng suất, doanh số, lợi nhuận… Họ cũng chính là người hiểu rõ khả năng hoàn thành mục tiêu của mình. Do đó, trong quá trình xây dựng mục tiêu, có thể họ sẽ cần phải bàn bạc và tham khảo ý kiến của bạn. Điều này tạo cho họ tâm thế sẵn sàng thực hiện mục tiêu và không cảm thấy bị áp đặt, làm việc sẽ hiệu quả hơn.
Bạn có thể hướng dẫn, hỗ trợ họ thiết lập mục tiêu theo một số bí quyết sau:
1. Các mục tiêu cần rõ ràng và có thể dễ dàng đo lường được
Hãy khuyên họ không nên đặt mục tiêu chung chung và mơ hồ như “Hoàn thành mục tiêu cấp trên giao”. Mục tiêu cần được xây dựng rõ ràng và có thể định lượng được như “Tăng thời gian trả lời các cuộc gọi của khách hàng 30%” hoặc “Giảm lời than phiển của khách hàng xuống còn một nửa”.
2. Bảo đảm các mục tiêu có thể thực hiện được
Dựa theo năng lực làm việc của từng nhân viên mà bạn đã nắm rõ, không nên để họ đặt mục tiêu quá cao, quá viển vông tránh trường hợp khiến họ có tâm lý chán nản và mất đi động cơ làm việc. Trong vai trò là nhà quản lý, nhiệm vụ của bạn là phải đảm bảo các mục tiêu của nhân viên phải mang tính thực tế và có thể thực hiện được.
3. Chú ý đến thời gian
Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp sẽ thiết lập mục tiêu vào đầu năm. Tuy nhiên, cũng có những đơn vị xây dựng mục tiêu theo mùa kinh doanh hoặc theo buổi họp thường niên của công ty. Nhưng dù theo cách nào, việc xác định mục tiêu cho nhân viên và việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra nên được tiến hành cách nhau một năm và cùng một thời điểm. Có như vậy, nhà lãnh đạo mới có thể dễ dàng so sánh thành tích giữa các nhân viên một cách khách quan.
4. Phải nhất quán
Hãy định hướng cho từng nhân viên trong bộ phận mình xây dựng các mục tiêu khác nhau nếu họ có cùng trách nhiệm, vì mỗi người có những năng lực khác nhau.
5. Đưa các mục tiêu của mỗi nhân viên phải gắn kết với mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp
Các mục tiêu ấy có thể tuân theo BSC – Balanced Score Card bao gồm 04 nhóm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Đào tạo phát triển. Tùy theo từng vị trí trong tổ chức, ví dụ nếu nhân viên của bạn đang ở vị trí sales, mục tiêu của họ có thể gắn với mục tiêu tài chính chung của doanh nghiệp, hay mục tiêu của một nhân viên marketing sẽ được gắn với yêu tố Khách hàng… Điều này sẽ kích thích tinh thần làm việc đồng bộ bởi các nhân viên cảm thấy rặng họ có liên quan, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
6. Không nên tạo ra sự ganh đua giữa các nhân viên
Bạn có thể tạo ra động cơ để các nhân viên chạy đua với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng không nên để họ đặt mục tiêu khiến chính họ phải ganh đua lẫn nhau.
7. Thường xuyên đánh giá lại các mục tiêu
Theo dõi, giám sát tiến độ hoàn thành mục tiêu thường xuyên để đảm bảo rằng các mục tiêu đặt ra ban đầu đặt ra vẫn có nghĩa và các nhân viên của bạn vẫn đang bám sát các mục tiêu đó trong quá trình làm việc.
Để đảm bảo áp dụng những bí quyết trên thành công, ngoài khả năng quản trị nhạy bén, bạn cũng cần có một công cụ quản lý hỗ trợ đắc lực giám sát, theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu của từng nhân viên, từng nhóm nhân viên. Công cụ ấy hoạt động thế nào? Đem lại lợi ích ra sao? Hãy tham khảo ngay tính năng phần mềm quản trị mục tiêu, quản lý công việc iHCM – giải pháp quản trị nâng cao hiệu suất cho mọi doanh nghiệp qua lời giới thiệu dưới đây:
iHCM - Phần mềm quản lý mục tiêu, quản lý công việc và đánh giá nhân viên - Công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà lãnh đạo đo lường chính xác hiệu suất làm việc của nhân viên
Phần mềm quản lý mục tiêu, công việc iHCM giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản lý xem xét, theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên. Vì thế, đến mỗi kỳ đánh giá nhân viên sẽ được thực hiện dễ dàng, khoa học và thao tác nhanh nhờ các dữ liệu về kết quả mục tiêu, công việc tổng hợp ngay trên phần mềm. Phần mềm đánh giá nhân viên iHCM sẽ dựa theo 2 mặt đánh giá năng lực và đánh giá thành tích.
Tải tài liệu "Mẫu đánh giá thành tích và năng lực" hoàn toàn miễn phí!
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022