Phổ biến, dễ dùng, đa năng là những yếu tố khiến những phần mềm bảng tính như Microsoft Excel trở thành một phần không thể thiếu, một công cụ quen thuộc đối với đa số các doanh nghiệp. Ngay cả với những đơn vị có quy mô lớn, họ vẫn dựa vào Excel để thực hiện các nghiệp vụ tài chính quan trọng.
Thế nhưng, Excel lại có nhược điểm lớn đó chính là phụ thuộc vào quá trình nhập dữ liệu bằng tay, những phép tính của Excel không phải lúc nào cũng chính xác, đôi khi việc tính toán xảy ra sai sót đơn giản nhưng có thể gây ra những thiệt hại khó lường từ tính lương, làm báo cáo đến quản lý hàng hóa trong kho,v.v... khiến người dùng mất khá nhiều thời gian để tìm ra lỗi và sửa lỗi. Ngoài ra, Excel cũng khó có khả năng đáp ứng hết nhu cầu khi các doanh nghiệp muốn thiết lập, quản lý và đánh giá KPI của toàn bộ nhân viên. Hãy cùng iHCM tìm hiểu những điểm yếu này của Excel nhé!
Thực vậy, một hệ thống bảng tính có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn thành báo cáo hợp nhất, kết quả là nhà quản lý có rất ít thời gian cho bất kỳ phân tích hữu ích nào. Trong kinh doanh ngày nay, tốc độ là tối cần thiết, và các nhà quản lý cần thông tin thời gian thực để đưa ra quyết định trong môi trường có nhịp độ nhanh. Ngoài ra, dữ liệu dựa trên bảng tính thông thường chỉ có thể thực hiện phân tích dữ liệu trong quá khứ, không phải loại thông tin hướng tới tương lai mà công ty cần.
Nhiều nhà hoạch định bày tỏ rằng họ muốn kết quả tốt hơn bằng cách áp dụng một quy trình dựa trên hệ thống phần mềm chứ không phải chỉ đơn thuần là dựa trên một bảng tính. Họ yêu cầu một nền tảng có khả năng phân tích tình huống "nếu...thì", giúp tăng độ chính xác cho dự đoán và khả năng thu thập dữ liệu. 69% số người được hỏi muốn có một hệ thống xử lý có thể thu giữ và tải dữ liệu nhanh hơn và 53% thích một hệ thống phân tích dữ liệu nhanh và thông minh hơn.
Excel từng là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, tuy nhiên, khi công nghệ thông tin phát triển với nhiều tính năng hữu ích trong quản trị doanh nghiệp thì sự lựa chọn này vẫn chưa được phát triển và nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu khắt khe của các CEO. Vì thế, phải chăng đã đến lúc doanh nghiệp của bạn cần phải bắt đầu thay đổi, khám phá và trải nghiệm những lợi ích tuyệt vời từ giải pháp phần mềm công nghệ mới với tư tưởng quản trị hiện đại?
Loại bỏ những điểm yếu của Excel trong quản lý, đánh giá KPI nhân viên, phần mềm quản lý KPI iHCM giúp nhà quản lý đo lường, đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu, công việc được thể hiện qua số liệu và biểu đồ trực quan. Các chỉ tiêu kết quả được đánh giá tự động và cộng dồn kết quả lên KPI của phòng ban và công ty. Ngay lập tức, nhà lãnh đạo có thể thấy được kết quả hoàn thành chỉ tiêu và bức tranh tổng thể của toàn doanh nghiệp, nắm bắt ngay những mắt xích yếu kém để có phương án hỗ trợ kịp thời. Dữ liệu đánh giá KPI được lưu trữ tập trung trên phần mềm, người dùng có thể tra cứu và truy xuất dễ dàng chỉ bằng vài thao tác click chuột, đảm bảo đủ các yếu tố mà nhà quản lý mong muốn.
Video giới thiệu tổng quan phần mềm thiết lập, quản lý và đánh giá KPI nhân viên
Không nên áp dụng KPI để đo lường kết quả các mục tiêu thuộc lĩnh vực sáng tạo!
Đặc điểm công việc của các vị trí sáng tạo như họa sỹ thiết kế, phát triển phần mềm, kiến trúc sư, chuyên gia phân tích dữ liệu,...là công việc, mục tiêu đổi mới liên tục, không lặp lại, thậm trí có những việc diễn ra đúng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn, vì vậy không áp dụng được KPI. Trong những trường hợp này OKR là lựa chọn hoàn hảo, ngày càng nhiều công ty ứng dụng OKR trong quản lý, điều hành như Intel, Google, LinkedIn, Deloitte,.... OKR là phương thức cải tiến của quản lý theo mục tiêu, nó là một thành phần của Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của quy trình Quản trị hiệu suất và áp dụng cho các các công ty ứng dụng Quản trị nhanh gọn.
Để xác định khi nào dùng OKR, khi nào dùng KPI, bạn có thể đọc thêm bài "OKRs và KPIs, doanh nghiệp chúng tôi nên chọn phương pháp đo lường hiệu suất nào?". Hãy nghĩ đến OKR nếu như bạn thấy nó phù hợp sau khi đọc bài trên. iHCM hỗ trợ đồng thời cả KPI và OKR.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022