Đối với những tổ chức có hiệu suất cao, hệ thống quản trị hiệu suất dựa trên năng lực là một phần thiết yếu của kế hoạch quản lý năng lực tổng thể. Với hệ thống quản trị hiệu suất dựa trên năng lực thực tế, bạn có thể khuyến khích nhân viên tốt hơn, đào tạo gắn kết với mục tiêu của công ty, xác định rõ vai trò và kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc cũng như tối ưu hóa quá trình tuyển dụng. Dưới đây là 7 yếu tố chính để tối ưu hóa hệ thống quản trị hiệu suất dựa trên năng lực.

1. Xác định mục tiêu

Khi nói đến quản trị hiệu suất, việc đầu tiên cần thực hiện đó là xác định mục tiêu. Thiết lập mục tiêu từ cấp công ty xuống phòng ban, từng cá nhân cho phép tất cả mọi người tham gia, có mục tiêu để phấn đấu, để được chịu trách nhiệm và được đo lường kết quả làm việc. Bằng cách lập ra các mục tiêu cụ thể và đặt kỳ vọng, bạn sẽ tạo động lực nhân viên làm việc hiệu quả, giúp cấp quản lý truyền đạt rõ ràng và công việc được hoàn thành một cách có hiệu quả.

Cho dù bạn đang đặt mục tiêu riêng lẻ hay ở cấp độ nhóm, hãy đảm bảo họ đang hướng tới phát triển năng lực cốt lõi của công ty và hỗ trợ sứ mệnh, tầm nhìn cũng như giá trị của tổ chức bạn.

2. Truyền thông

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch quản trị hiệu suất đó là truyền thông. Bằng cách thông báo rõ ràng kế hoạch của bạn là gì, mục tiêu của bạn là gì và tại sao, bạn có thể thu hút được sự tham gia của nhân viên.

Tại sao. Hãy đảm bảo rằng mục tiêu được truyền đạt rõ ràng và thường xuyên. Nếu nhân viên không thấy được điểm mấu chốt, họ có thể không làm hết sức mình để tiến tới mục tiêu của bạn.

Điều gì và Khi nào. Đặt kỳ vọng rõ ràng cũng rất quan trọng. Nếu bạn dự định đặt thời hạn cho từng nhân viên hoặc từng nhóm cần hoàn thành đào tạo hoặc đưa ra phản hồi, hãy để nhân viên biết rằng bạn đang mong đợi họ hoàn thành hoạt động vào thời điểm đó và đó không chỉ là một đề xuất.

Làm thế nào. Cung cấp cho nhân viên bước rõ ràng đối với bất kỳ mục tiêu mà bạn đã thiết lập. Với hướng dẫn từng bước, quy trình sẽ đơn giản và dễ dàng.
Một lợi ích lớn của quản trị hiệu suất ấy là những phản hồi trao cho bộ phận Nhân sự (HR) rõ ràng hơn trong công tác tuyển dụng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Đây cũng là lý do giải thích vì sao nó lại quan trọng khi xác định rõ từng vị trí tuyển dụng.

3. Xác định các vị trí tuyển dụng

Những người nhân viên giỏi sẽ muốn bật lên từ vị trí của họ và thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Để giúp họ thuận lợi trên con đường thăng tiến, hãy phác họa cho họ những kỹ năng cần có để hoàn thiện năng lực của mình tốt nhất. Qua việc hiểu rõ trách nhiệm và mong đợi từ công việc, nhân viên có thể tự tin về vị trí của họ cũng như tương lai của họ trong công ty.

Bên cạnh các nhân viên hiện tại đang làm việc, nhà quản trị đặc biệt là bộ phận HR nên chuẩn bị kế hoạch cho lực lượng lao động sau này. Với việc coi trọng năng lực cốt lõi của tổ chức, họ cần xác định các vị trí tuyển dụng trong tương lai, từ đó tìm những ứng viên tài năng đáp ứng nhu cầu của công ty.

4. Xác định những kỹ năng còn thiếu sót

Một khi bạn đã xác định được những vị trí tuyển dụng trong tương lai, bạn cần thiết lập những kỹ năng, năng lực cần thiết cho mỗi vị trí tương ứng. Cho dù đó là thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn, đánh giá hiệu suất hay các buổi đào tạo, học hỏi những gì nhân viên của bạn cần để hoàn thiện tốt hơn.

Ngoài ra, từ việc xác định những thiếu sót về kỹ năng, bạn có thể bắt đầu nhận ra bức tranh rõ hơn về những lỗ hổng công việc trong lực lượng lao động của bạn. Có thể sẽ có những vị trí mà bạn chưa bao giờ tuyển trước đó sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho đội ngũ của bạn.

5. Huấn luyện và phát triển

Sau khi bạn có thể xác định khoảng trống kỹ năng của bạn, bước tiếp theo là nuôi dưỡng nhân viên và đưa họ với tốc độ cao nhất. Cho dù là ngày đào tạo toàn công ty hay chỉ đơn giản là quản lý từng thành viên trong nhóm hàng tuần, cách tốt nhất để khuyến khích học tập liên tục là thiết lập chương trình huấn luyện phát triển. Với kế hoạch phát triển và huấn luyện cụ thể, tổ chức của bạn có thể đạt được nhiều mục đích: thu hẹp khoảng cách về kỹ năng, xem xét kỹ lưỡng các vị trí công việc trong tương lai và đưa những vị trí ấy đi đúng hướng theo lộ trình nghề nghiệp.

6. Hiệu chỉnh và công nhận

Với phản hồi từ cấp quản lý đến từng cá nhân, điều quan trọng là thường xuyên hiệu chỉnh kế hoạch quản trị hiệu suất của bạn. Hãy chắc chắn rằng:

- Kéo mọi hoạt động trở lại để đạt được mục tiêu và năng lực cốt lõi của công ty,

- Nghe thông tin phản hồi từ cấp quản lý và nhân viên để đưa ra định hướng làm việc cho phù hợp,

- Khuyến khích nhân viên bằng cách nhấn mạnh vào lỗ trình nghề nghiệp,

- Công nhận và khen thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

7. Duy trì hoạt động tổ chức với Phần mềm quản trị hiệu suất

Kế hoạch quản trị hiệu suất toàn diện nhất trên thế giới sẽ không hiệu quả nếu tất cả mọi người đều không tham gia. Vậy làm thế nào để kết nối mọi người với nhau?
Công nghệ, phần mềm sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp. Tất cả các thành viên được nắm rõ mục tiêu của tổ chức, hiểu mục tiêu của mình gắn kết với mục tiêu công ty ra sao, dễ dàng phản hồi, dữ liệu tập trung và được quản lý, giám sát bởi nhà lãnh đạo. Để giữ cho các hoạt động được tổ chức rộng khắp trong doanh nghiệp, phần mềm quản trị hiệu suất là điều bắt buộc.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM được xây dựng giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu, đo lường, đánh giá kết quả nhằm nâng cao hiệu suất, nó bao gồm các giải pháp quản trị nhân lực, quản trị hiệu suất, quản trị hiệu suất liên tục, quản trị tuyển dụng, quản lý dự án, quản lý công việc,.... iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, ứng dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi TÜV NORD, CHLB Đức. Hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực