Quản trị hiệu suất (Performance Management) giờ đây đã không còn lạ lẫm đối với các nhà quản trị doanh nghiệp Việt. Phương pháp này gồm 03 bước cơ bản: Thiết lập mục tiêu (Performance Planning); Ghi nhận và soát xét kết quả, điều chỉnh mục tiêu giữa chu kỳ (Performance Review); Đánh giá (Performance Evaluation).

Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới 5 điều có thể bạn chưa biết về bước Performance Review trong quá trình quản trị hiệu suất tại doanh nghiệp.

1. Review tạo bước đà phát triển cho nhân viên

½ nhân viên tin Review giúp họ tiến bộ và bắt đầu nghĩ đến thăng tiến trong công việc. (Nguồn: SHRM, HBR, PwC)

Không phải tất cả các cuộc trao đổi về hiệu suất cần phải bao gồm yếu tố phát triển nghề nghiệp. Khi thực hiện đúng, Performance Review sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết phù hợp với cơ hội phát triển của nhân viên.

Điều quan trọng là các nhà quản lý phải nhận thức được những điểm mạnh và sở thích nghề nghiệp của nhân viên. Các nhà quản lý có thể tận dụng bước Review này như một cơ hội để tìm hiểu về các lĩnh vực phát triển nhân viên có thể phát huy dựa trên thời gian và nguồn lực của công ty.

2. Sự tận tụy của người quản lý quyết định hiệu suất nhân viên

Các nhà quản lý dành trung bình 210 giờ trong một năm cho quản trị hiệu suất. (Nguồn: SHRM, HBR, PwC)

Quá trình Review có thể làm tốn nhiều thời gian cho các nhà quản lý. Nhưng điều đó không có nghĩa các nhà quản lý xem nó như một nhiệm vụ kiểm tra. Có nhiều cách để giảm số giờ dành cho việc thu thập dữ liệu của nhân viên để Review. Chẳng hạn như sử dụng một phần mềm quản lý, theo dõi sự phát triển của nhân viên qua tiến độ và cách họ hoàn thành công việc. Dữ liệu này sẽ được tập hợp lại khi đến kỳ Review. Hãy tưởng tượng bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, thay vì phải ngồi nhớ lại tháng trước, quý trước nhân viên A đã làm được những gì, mục tiêu nào của anh ta đã hoàn thành, thì nay việc đó đã có phần mềm hỗ trợ. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, thông tin dữ liệu chính xác trên phần mềm còn thể hiện sự minh bạch.

3. Cải thiện hệ thống quản trị hiệu suất

88% các công ty của Mỹ lập kế hoạch xem xét lại hệ thống quản trị hiệu suất của họ. (Nguồn: SHRM, HBR, PwC)

Hiện nay, hơn bao giờ hết, các công ty hàng đầu đều muốn có các cuộc trao đổi về hiệu suất có hiệu quả và điều khiển bằng dữ liệu (data-driven).

Các công ty đang tạo một mối liên hệ giữa sử dụng dữ liệu và kết quả cải thiện từ các buổi Reviews. Điều này có nghĩa là thu thập dữ liệu hiệu suất của nhân viên từ các cuộc trao đổi một-một, mục tiêu, phản hồi, công nhận vào cùng một chỗ. Xem xét lại quy trình quản trị hiệu suất giúp các công ty loại bỏ những sai lệch mới xảy.

4. Nhân viên cần có cuộc trao đổi thường xuyên về hiệu suất làm việc

70% các công ty đa quốc gia tiến tới đàm thoại thường xuyên về hiệu suất và sự phát triển. (Nguồn: SHRM, HBR, PwC)

Mặc dù bước review trên toàn công ty chỉ xảy ra một vài lần trong năm, nhưng điều này không có nghĩa là dừng lại các cuộc trao đổi. Các công ty hiện đại cần phải tiến tới đàm thoại thường xuyên về hiệu suất và sự phát triển.

Cân nhắc kết hợp yếu tố hiệu suất trong buổi trao đổi một-một giữa nhà quản lý và nhân viên. Nếu buổi đó diễn ra hai tuần một lần và tập trung lên kế hoạch công việc sắp tới thì hãy cân nhắc Review và phản hồi các công việc trước đó. Đây là thời điểm, nhà quản lý đưa ra phản hồi tức thì nhằm đảm bảo chất lượng công việc trong suốt cả năm.

5. Giá trị của Review

Hơn 63% cho rằng Review đáng giá với thời gian làm việc của họ. (Nguồn: SHRM, HBR, PwC)

Nhận phản hồi có thể là điều đáng sợ. Bạn có tưởng tượng nhân viên nghĩ thế nào nếu bạn hỏi “Tôi có thể phản hồi lại cho bạn?” Mặc dù việc tiếp nhận phản hồi có thể là thách thức, nhưng không có nhĩa là nhân viên không thấy hữu ích hay đáng giá. Chúng ta thường tránh đặt mình ở những vị trí khó chịu ngay cả nghỉ ẩn sau đó là lợi ích lớn.

Trên thực tế, đa số nhân viên được thực hiện cuộc điều ra nhận được giá trị trong phản hồi mà họ nhận được từ các buổi Review. Nó cho phép mọi người dành thời gian để suy nghĩ về hiệu suất làm việc của mình, xác định điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân, điều thích và không thích, qua đó có các hành động phát triển cụ thể.

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực