Có lẽ, thuật ngữ “có đo lường được thì có kết quả” đã trở nên khá quen thuộc với các nhà quản trị. Định nghĩa và đo lường hiệu suất, đặc biệt là kết quả làm việc của nhân viên là một phần quan trọng trong công việc của một nhà quản lý.
Vậy, làm thế nào để định nghĩa được các kỹ năng, cách ứng xử, thái độ mà nhân viên cần có để hoàn thành công việc một cách hiệu quả? Làm thế nào để biết được nhân viên đủ năng lực cho vị trí đó? Hay nói cách khác, làm thế nào để đo lường được?
Một số người cho rằng nền tảng giáo dục là một thước đo đáng tin cậy. Người khác tin tưởng hơn vào quá trình làm việc và số năm kinh nghiệm. Nhưng cũng có ý kiến chỉ ra đặc điểm, tính cách cá nhân là yếu tố chính đối với xử lý công việc hiệu quả.
Thực tế, tất cả những yếu tố trên đều quan trọng, nhưng dường như không đầy đủ để mô tả một bức tranh hoàn chỉnh của cách ứng xử và chân dung cần thiết cho bất cứ vai trò quan trọng nào. Thêm nữa, những điều đó cũng không đảm bảo các cá nhân sẽ hoàn thành công việc đúng yêu cầu của tổ chức.
Có một phương pháp tiếp cận hoàn hảo những vấn đề trên đó chính là liên kết kết quả hoàn thành công việc của cá nhân với mục tiêu kinh doanh. Để làm được điều này, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng “năng lực”. Năng lực là tổng hợp kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử, và tính cách mà một nhân viên cần để hoàn thành công việc hiệu quả.
Việc định nghĩa ra tập hợp các năng lực cần có (hay còn gọi là khung năng lực) của mỗi vị trí trong kinh doanh sẽ cho nhân viên thấy được các chiến lược của tổ chức và mong muốn nhân viên đạt được các mục tiêu, công việc, giúp họ làm việc hiệu quả hơn, những lợi ích kinh doanh khác cũng dễ dàng đạt được hơn từ việc liên kết kết quả hoàn thành cá nhân với mục tiêu và chiến lược của tổ chức.
Không giống như các chỉ số KPI, các năng lực thường khó đo lường được chính xác tuyệt đối, tuy nhiên, các tổ chức hoàn toàn có thể lượng hóa năng lực một cách khoa học qua một số tính năng mà Hệ thống phần mềm quản trị nguồn nhân lực iHCM đã và đang cung cấp:
- Thiết lập khung năng lực: xây dựng bộ khung năng lực cho từng vị trí công tác trong doanh nghiệp. Bộ khung năng lực sẽ được lưu trong hồ sơ của nhân viên.
- Thư viện sẵn có 86 khung năng lực: trong hệ thống iHCM đã sẵn có 86 khung năng lực, tương ứng cho 103 vị trí công tác khác nhau. Hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể tạo, sửa đổi các năng lực cần có của mỗi vị trí.
- Tích hợp với bản mô tả công việc của từng vị trí trong doanh nghiệp: giúp cho quá trình tuyển dụng, đánh giá và lựa chọn ứng viên chính xác. Thông qua các thông tin tuyển dụng có mô tả các năng lực doanh nghiệp mong muốn, các ứng viên có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể các công việc liên quan. Đồng thời cũng cung cấp nền tảng các kỹ thuật về đánh giá và lựa chọn cho nhà tuyển dụng như: bài kiểm tra, phỏng vấn, kiểm tra thông tin ứng viên.
- Tùy biến quy trình đánh giá: Thiết lập quy trình đánh giá để phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tăng tính khách quan của kết quả.|
- Minh bạch đánh giá: Nhờ tính năng chia sẻ, doanh nghiệp có thể chia sẻ kết quả đánh giá cho nhiều người có liên quan, thông thường kết quả đánh giá được chia sẻ cho nhân sự và tất cả các cán bộ quản lý cấp trên, do đó nhà quản lý, lãnh đạo có thể xem chi tiết kết quả đầu ra của từng giai đoạn đánh giá, ví dụ như: Nhân viên tự đánh giá mình ra sao? Họ có đồng ý với kết quả cuối cùng hay không? Những người khác đánh giá nhân viên thế nào? Nhờ đó người đánh giá có trách nhiệm đánh giá một cách công bằng.
- Lượng hóa điểm cho khung năng lực: Doanh nghiệp có thể định nghĩa được điểm số tương ứng cho từng khung năng lực. Như vậy sẽ giúp cho người chấm dễ dàng đánh giá cũng như giảm cảm tính.
- Biểu đồ khung năng lực và giá trị cốt lõi: biểu đồ sẽ chỉ ra kết quả đánh giá về khung năng lực của nhân viên, điểm số về giá trị cốt lõi, điểm kỳ vọng của nhà quản lý, điểm kỳ vọng của doanh nghiệp.
Biểu đồ khung năng lực iHCM
- Đánh giá năng lực nhân viên chính xác hơn: cho phép nhà quản lý đánh giá được nhân viên đang ở mức độ nào của kiến thức, kỹ năng yêu cầu để hoàn thành tốt công việc và các chuẩn mực cách ứng xử phù hợp trong tổ chức. Từ đó có cơ sở để trả lương, thưởng, thăng chức và các chế độ hợp lý. Để đảm bảo phát triển dài hạn, doanh nghiệp thường sử dụng đánh giá theo khung năng lực để đánh giá tiềm năng của nhân viên vào cuối năm.
- Đánh giá so sánh năng lực: Nhà quản lý có thể đưa lên một màn hình nhiều cá nhân khác nhau để đánh giá so sánh đồng thời, điều này giúp đánh giá được thực hiện đúng hơn, tránh được các cảm xúc có thể ảnh hưởng tới kết quả đánh giá.
- Lựa chọn và ưu tiên các khóa đào tạo và các cơ hội học tập, phát triển cho nhân viên: từ bảng kết quả đánh giá nhân viên. Bảng đánh giá sẽ cho biết nhân viên đang thiếu kỹ năng, kiến thức hay thái độ gì để có kế hoạch đào tạo và phát triển phù hợp.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022