Bạn sẽ không bao giờ có một nhà lãnh đạo hoàn hảo, và bạn sẽ không bao giờ có một đội bóng hoàn hảo. Trong khi phong cách lãnh đạo của mỗi người là duy nhất và không có con đường nào là hoàn hảo thì có những sai lầm lớn mà phần lớn ai cũng có thể mắc phải.

Sau đây là 7 lỗi mà hầu hết các nhà lãnh đạo mắc phải: Giữ lại những phản hồi, Không làm rõ tầm nhìn, Không hiểu động lực thực sự của mỗi nhân viên, Không nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đội bạn, Thiếu một cấu trúc mục tiêu, Là người lạnh lùng và Cố gắng tự mình làm mọi thứ.

1. Giữ lại những phản hồi

Những nhà lãnh đạo tồn tại để mang đến thông tin phản hồi. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ là người có kinh nghiệm nhất hay am hiểu nhất trong nhóm, và là người sẽ được cấp dưới, nhân viên của bạn tìm đến nhờ trợ giúp, góp ý. Đây là vai trò rất quan trọng bạn cần lưu ý nếu bạn muốn nuôi dưỡng đội ngũ của mình tốt nhất và của bạn và loai bỏ bất kỳ vấn đề nào ngay từ trong trứng nước.

Những cạm bẫy tiềm năng lớn nhất ở đây nằm trong niềm kiêu hãnh cá nhân. Nhiều nhà lãnh đạo e ngại rằng đem đến cho nhân viên của họ phản hồi tiêu cực sẽ làm hại động cơ của họ hoặc làm cho họ bực bội. Tuy nhiên có một điều ngược lại là đưa ra phản hồi tiêu cực theo cách tích cực có thể khuyến khích sự tự tin cũng như hiệu suất, miễn là bạn luôn chú ý theo dõi và ghi nhận những cải thiện sau đó. Nếu bạn muốn đội ngũ của mình hoạt động tốt nhất, bạn phải có mặt để hướng dẫn họ, phản hồi tiêu cực theo cách tích cực.

Tao-dong-luc-iHCM

2. Không làm rõ tầm nhìn của bạn

Trên cương vị nhà lãnh đạo của nhóm, trách nhiệm của bạn là thiết lập và củng cố một tầm nhìn. Trong một số trường hợp, điều này có thể là tầm nhìn với toàn bộ công ty, trong trường hợp khác, nó có thể chỉ là một tầm nhìn cho chiến dịch đơn giản. Quy mô không phải là vấn đề, tầm nhìn của bạn sẽ thiết lập giai điệu làm việc cho cả nhóm và nếu bạn mắc, toàn bộ đội ngũ sẽ đi xuống.

Thậm chí nếu bạn chỉ định và giao những nhiệm vụ tới từng cá nhân sẽ giúp tầm nhìn của bạn trở thành hiện thực. Nếu nhân viên của bạn không thể nhìn thấy các tác động rộng hơn về trách nhiệm cá nhân của họ, họ có thể trở nên mất động lực hoặc vô tình đi chệch khỏi kế hoạch của bạn.

3. Không hiểu động lực thực sự

Tất cả các nhà lãnh đạo đều hiểu khích lệ, động viên là trách nhiệm của họ với đội ngũ không phải ai cũng có thể hiểu được động lực không giống nhau cho mọi đội ngũ. Một vài nhân viên sẽ được thúc đẩy bởi tiền bạc, tăng lương hay tiền thưởng, một số khác lại là những lời khen ngợi, sự khích lệ cá nhân từ cấp trên. Lại có những người được thúc đẩy bởi thách thức, mục tiêu hay sức mạnh của cả đội ngũ.

Là người đứng đầu, bạn cần hiểu động lực thực sự của từng cá nhân trong nhóm và mang lại động lực cho từng cá nhân trong dự án hay chiến dịch của bạn.

4. Không nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đội bạn

Tất cả các đội ngũ đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Mục tiêu của bạn không phải là xây dựng một đội ngũ chỉ có những điểm mạnh bởi đơn giản đây là điều không thể xảy ra. Thay vào đó, mục tiêu của bạn nên là có một cách hiệu quả những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ mình lãnh đạo.

Ví dụ, hãy ghép những thành viên trong nhóm theo khả năng bổ trợ của họ. Nếu bạn nhận thấy một cá nhân có kỹ năng tiếp thị truyền thông xã hội tốt nhưng lại kém về kỹ năng viết lách, hãy lấp đầy bằng một tay viết cừ khôi của bạn. Ngược lại nếu bạn nhận ra tay viết xuất sắc của bạn không nắm bắt được những chủ đề hay, hãy nhờ một chuyên gia phân tích SEO giúp người này. Hãy sử dụng chính các thành viên trong nhóm để khích lệ tốt nhất mọi thành viên trong đội ngũ của bạn.

5. Thiếu một cấu trúc mục tiêu

Lãnh đạo là việc dẫn dẵn trực tiếp những cá nhân đối tới một loạt các thành tích. Nếu những thành tựu lý tưởng không được xác định, nhóm của bạn sẽ không biết họ đang làm vì điều gì và công việc của họ trở nên mơ hồ, khó khăn.

Thiết lập một tầm nhìn tổng thể là một trong những yếu tố của cấu trúc này nhưng bạn cũng cần một hệ thống các mục tiêu rõ ràng. Điều này có nghĩa là có một mục tiêu lớn, mục tiêu trung tâm, những mục tiêu nhỏ hơn, chuỗi mục tiêu gia tăng và những mục tiêu trung gian ở giữa. Khi nhóm của bạn dành được một mục tiêu, hãy ăn mừng và tiếp tục tiến lên. Nếu thất bại, hãy điều tra, cân nhắc lại tại sao và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu tiếp sau đó. Cấu trúc này sẽ giữ cho đội ngũ của bạn đi đúng hướng, là xương sống cho tất cả các công việc nội bộ của bạn và những nỗ lực cá nhân.

Thiet-lap-muc-tieu-iHCM

6. Là người lạnh lùng

Có những người tranh cãi rằng cá tính này là thứ không ảnh hưởng nhiều đến sự thành công trong thế giới công việc. Tuy nhiên là một nhà lãnh đạo vô cảm có thể có ảnh hưởng bất lợi cho đối với đội ngũ của bạn. Nếu bạn đang xem là lạnh lùng hoặc vô tình, các thành viên trong nhóm của bạn sẽ bị đe dọa bởi chính bạn và có thể cảm thấy rằng họ không thể là mối quan tâm quan trọng của bạn. Từ đó họ cảm thấy không có giá trị.

Giải pháp giải quyết vấn đề này là trở nên thân thiện với đội ngũ của bạn. Hãy hỏi xem họ đang làm gì, trở nên cởi mở và hài hước. Đừng cố gắng biến tất cả thành viên trong nhóm thành những người bạn tốt nhất của bạn nhưng hãy tích cực trau dồi mối quan hệ với mọi người trong văn phòng.

7. Cố gắng tự mình làm mọi thứ

Đây là một vấn đề phổ biến với các lãnh đạo, đặc biệt là những người mới lần đầu trên vị trí này. Một động lực phổ biến cho cố gắng này là bạn có niềm tin bản thân mình là người duy nhất có khả năng xử lý các nhiệm vụ chính. Bạn có thể nhìn nhận những nhân viên không thể xử lý do thiếu kinh nghiệm hoặc khả năng của họ. Tuy nhiên, nếu điều này là đúng thì bạn đang có vấn đề lớn về nền tảng đội ngũ.

Bạn cần xây dựng một nhóm mà bạn có thể tin tưởng để giao các nhiệm vụ. Bạn có một đội ngũ và điều quan trọng là phải tối ưu họ. Nếu bạn không thể, bạn cần phải có một chiến dịch tái cơ cấu. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất cứ hành động nào như sa thải, hãy nhìn sâu vào bản thân bạn và tự hỏi liệu có phải đơn thuần bạn đang níu giữ hết mọi việc vì lo sợ sự phân quyền.

Bạn sẽ không bao giờ có một nhà lãnh đạo hoàn hảo, và bạn sẽ không bao giờ có một đội bóng hoàn hảo. Hãy nhận thức những thói quen và tính cách của chính mình và điểu chính chúng nhằm tránh mắc những sai lầm trên. Bạn dành càng nhiều thời gian trên vị trí lãnh đạo, bạn sẽ càng học hỏi được điều gì nên làm và không nên làm cho đội ngũ của mình.

iHCM giúp nâng tầm vai trò quản lý doanh nghiệp cho các nhà lãnh đạo, trọng tâm phát triển và gìn giữ nhân tài tronng doanh nghiệp. iHCM đi từ tầm nhìn, chiến lược, xuống đến mục tiêu KPI và các hành động của nhân viên. Qua đó đánh giá nhân tài, gắn kết và tạo động lực cho nhân viên cũng như phát triển vững chắc đội ngũ tầm trung. 

Theo Tri thức trẻ

Phần mềm quản lý iHCM - Giải pháp nâng cao hiệu suất doanh nghiệp

1. Quản lý mục tiêu cho từng vị trí công tác: Được phần mềm quản lý mục tiêu, quản lý công việc iHCM hỗ trợ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể giúp nhân viên nắm rõ định hướng, mục tiêu của tổ chức mình. Mục tiêu chung sẽ được chia nhỏ xuống từng nhân viên của tất cả các bộ phận. Mỗi cá nhân sẽ hiểu công việc mình đang làm thực hiện cho mục tiêu nào và chủ động hơn.

2. Dễ dàng quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu, công việc: Áp dụng iHCM, nhà quản lý có thể nắm bắt trạng thái hoàn thành mục tiêu, công việc từng nhóm, từng cá nhân, sẵn sàng trao đổi, phối hợp và hỗ trợ kịp thời.

• Thiết lập, quản lý và giám sát công việc theo mục tiêu
• Giao việc và phối hợp công việc theo quy trình tùy biến
• Tương tác thân thiện theo thời gian thực như mạng xã hội
• Thông báo nhắc việc qua email và các thiết bị di động

iHCM - Giải pháp quản trị nâng cao hiệu suất cho mọi doanh nghiệp

Dangkyngay

 Tài liệu "Bật mí 03 bước tiến hành Quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp" hoàn toàn miễn phí!

3. Đo lường và Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên: nhà quản lý có thể đo lường chính xác kết quả làm việc của nhân viên dựa theo kết quả hoàn thành mục tiêu (KPI), công việc của mỗi nhân viên thể hiện trên hệ thống.

4. Đánh giá nhân viên khoa học và nhiều chiềuiHCM xóa tan gánh nặng thủ tục hành chính trong mỗi kỳ đánh giá, hiện thực hóa đánh giá nhân viên một cách khoa học và nhiều chiều, nhiều gốc nhìn khác nhau: Đánh giá thành tích (Đánh giá KPI), Đánh giá 360 độ và Đánh giá năng lực. Dựa vào kết quả đánh giá, nhà quản lý có thể đối chiếu những năng lực còn thiếu của nhân viên so với tiêu chuẩn của doanh nghiệp ứng với vị trí công tác và lên kế hoạch đào tạo cần thiết nhằm tăng cường năng lực cho nhân viên hiệu quả nhất.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực