Xem tất cả các phần: Phần 1Phần 2.

Như giới thiệu tại Phần I, quý vị đã biết khái niệm thẻ điểm cân bằngkhung năng lực, tại Phần II, nghiên cứu sẽ xây dựng mô hình quan hệ giữa thẻ điểm cân bằng và khung năng lực. Nghiên cứu này dựa trên khảo sát thực tiễn tại các doanh nghiệp và là mô hình khuyến nghị doanh nghiệp xây dựng bộ khung năng lực phục vụ cho thẻ điểm cân bằng nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

Mô hình quan hệ giữa khung năng lực và thẻ điểm cân bằng

Chỉ có tầm nhìn không tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Để đạt được thành công, doanh nghiệp cần phát huy năng lực của mỗi nhân viên, liên kết tầm nhìn với giá trị của doanh nghiệp và hình thành các hành vi gốc của tổ chức. Mô hình này dựa trên Thẻ điểm cân bằng tích hợp với nguồn nhân lực và tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp, nhấn mạnh tới các hoạt động liên quan tới nâng cao năng lực, chất lượng nhân viên như đào tạo, các chương trình phát triển, đó chính là nền tảng tạo nên thành công của doanh nghiệp về kinh doanh như nâng cao tỷ lệ hoàn vốn (ROI), thị phần cũng như sự hài lòng của nhân viên và khách hàng.

Khía cạnh đào tạo phát triển là nền tảng của mô hình, nó liên quan tới năng lực của nhân viên, giúp họ đạt được những mục tiêu của tổ chức. Bộ khung năng lực cần được xây dựng dựa trên giá trị của tổ chức, nhằm mục đích khắc sâu trong tâm trí nhân viên và tạo dựng môi trường đào tạo trong doanh nghiệp. Công ty sẽ đạt được thành công bằng cách xác định những hành vi tích cực và tiêu cực, qua đó đưa ra những chương trình đào tạo chuyên biệt để họ thấm nhuần những năng lực cần thiết.

Gợi ý bộ khung năng lực cung cấp danh sách các nhóm khung năng lực, tương ứng với chúng là các hành vi tích cực và tiêu cực. Do năng lực được thể hiện qua tập hợp các hành vi, các hành vi tích cực và tiêu cực có thể được xác định cho từng khung năng lực, chương trình đào tạo có thể được xây dựng phục vụ năng lực. Khung năng lực được đưa vào các chương trình đào tạo nhân sự và liên kết chiến lược và giá trị của tổ chức để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Chức năng chủ chốt của bộ khung năng lực bao gồm xác định năng lực hành vi và năng lực chuyên môn ở các cấp độ khác nhau được áp dụng cho tất cả vị trí công tác trong doanh nghiệp, nó được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực nhân viên.

Khung năng lực trong doanh nghiệp

Một số gợi ý xây dựng bộ khung năng lực

Khung năng lực định nghĩa các năng lực hành vi và chuyên môn áp dụng trong tổ chức hướng tới tầm nhìn để đạt được hiệu quả. Điều này đòi hỏi các yêu cầu năng lực phải bao phủ tất cả các vị trí chủ chốt của tổ chức, nó liệt kê các tiêu chí như chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho từng vị trí cụ thể.

Bộ tiêu chuẩn khung năng lực còn chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ quản lý và lãnh đạo kế cận. Các khung năng lực được xác định bởi tổ chức, nên được liên kết với chiến lược của doanh nghiệp và là cơ sở để đạt được chỉ số đo lường có trong Thẻ điểm cân bằng. Sau đây là một số gợi ý xây dựng bộ khung năng lực trong việc thiết lập khung năng lực cho từng vị trí công tác trong doanh nghiệp.

1. Trao quyền và phát triển

Nhân viên cần được tạo ra cơ hội để xác định vai trò và kỳ vọng của họ trong tương lai. Điều này được thực hiện bằng việc ủy quyền những công việc phù hợp, công bằng, rõ ràng và liên kết với đào tạo và phát triển đội ngũ cho từng chức năng. Văn hóa tìm kiếm, cung cấp thông tin, trao đổi thường xuyên là cần thiết để phục vụ trao quyền và phát triển. Đối với tuyển dụng, ứng viên nên được giải thích rõ ràng các kỹ năng, kiến thức cần thiết, mức độ kỳ vọng tổ chức.

2. Giá trị con người

Nhân viên cần được ứng xử công bằng, hỗ trợ cởi mở trong các cuộc thảo luận mang tính xây dựng để giải quyết các thách thức. Một nhân viên có giá trị sống và tôn trọng giá trị của người khác sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

3. Hướng kết quả

Hướng kết quả và kiên trì là năng lực mà nhân viên cần có để kiểm soát các mốc thời gian để đạt được đúng tiến độ bất chấp các khó khăn phát sinh. Để đạt được thành công, nhân viên không nên sợ những trở ngại và thất bại, họ nên nghĩ tới việc vượt qua những rào cản và giữ cam kết dù có những khó khăn. Nhân viên đạt được kết quả nên được công nhận và tán thưởng.

4. Gắn kết chiến lược

Năng lực này giúp nhân viên hòa mình với chiến lược của tổ chức. Nhân viên nên có khả năng biến chiến lược của doanh nghiệp thành hệ thống đo lường và quy trình tương ứng, nhân viên cũng có thể xây dựng kế hoạch và thực thi các chương trình phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp. Năng lực này giúp hỗ trợ cho khía cạnh quy trình nội bộ trong thẻ điểm cân bằng, nó giúp nhân viên làm việc với các nhân tố bên ngoài như khách hàng, thị trường và sẵn sàng cho những thách thức trong tương lai của tổ chức.

5. Sự hài lòng của khách hàng

Công ty cần chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng vì khách hàng tạo nên doanh thu của doanh nghiệp. Nhân viên nên có những khung năng lực thấu hiểu khách hàng và xử lý những thông tin phản hồi khách hàng một cách tích cực.

6. Sẵn sàng thay đổi và sáng tạo

Trong thế giới ngày nay, sự sáng tạo hết hức cần thiết cho mọi tổ chức. Những công ty không đổi mới sẽ bị loại bỏ trong cuộc đua cạnh tranh. Nhân viên nên có những năng lực để hướng đến sự thay đổi, cải tiến và đưa ra phương hướng cho sự đổi mới. Việc tuyển dụng nên nhấn mạnh vào việc lựa chọn những ứng viên sáng tạo và sẵn sàng thay đổi, vì nếu nhân viên có sẵn khả năng này, sẽ dễ dàng hơn cho công ty trong việc nâng cao khả năng sáng tạo và thích ứng với thay đổi qua các chương trình đào tạo sau này.

7. Giá trị sống

Khung năng lực này yêu cầu nhân viên thể hiện đạo đức và sự liêm chính trong công việc, mọi hành động đều hướng tới giá trị doanh nghiệp. Nhân viên cần kiên định tôn trọng lợi ích của công ty, cởi mở hướng theo mục tiêu khi đã có sự quyết định của tập thể. Năng lực này không chỉ yêu cầu nhân viên sống theo giá trị của doanh nghiệp mà còn góp phần tạo ra giá trị cho tổ chức.

8. Sự nhạy bén trong kinh doanh

Nhân viên cần có hiểu biết về các vấn đề kinh doanh của lĩnh vực doanh nghiệp mình, chi phí và lợi nhuận ảnh hưởng đến doanh nghiệp mình ra sao. Ngoài ra, nhân viên cần có khả năng hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh thành các lộ trình cụ thể. Nhân viên cũng nên có sự hiểu biết về những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

9. Xây dựng và nuôi dưỡng nhân tài

Đối tác là các trụ cột quan trọng của mọi doanh nghiệp. Mỗi nhân viên nên phát triển những năng lực giúp thúc đẩy dự án, thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp khi xuất hiện trước đối tác, khách hàng. Mỗi hành vi của nhân viên sẽ giúp thúc đẩy, nuôi dưỡng các mối quan hệ chiến lược của doanh nghiệp. Do đó nhân tài cần được phát hiện và nuôi dưỡng trong doanh nghiệp.

Thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp

Chương trình phát triển cá nhân

Chương trình phát triển cá nhân là phương pháp quan trọng để thúc đẩy hiệu suất và tiềm năng của nhân viên. Mục đích chính của chương trình là tăng sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp bằng cách trao quyền và phát triển nhân viên. Chỉ khi nhân viên hài lòng và có cơ hội phát triển, họ mới tạo nên sự hài lòng cho khách hàng.

Chương trình phát triển cá nhân sẽ thúc đẩy các năng lực hành vi, các năng lực chuyên môn của từng vị trí công tác có trong bộ từ điển khung năng lực của tổ chức. Công ty nên có hướng dẫn cho nhân viên các lựa chọn cần thiết để xác định sự phát triển cần thiết dựa trên điểm mạnh của họ, nhờ đó nhân viên sẽ phát triển vốn hiểu biết và thực thi nhiệm vụ tốt hơn. Nhân viên cũng nên được đánh giá không chỉ dựa vào kết quả công việc cụ thể mà còn dựa trên sự phát triển năng lực qua các chương trình đào tạo. Đây là cách để doanh nghiệp trang bị năng lực cho nhân viên nhằm dẫn đầu thị trường.

Đào tạo

Đào tạo là quá trình giúp phát triển năng lực chuyên môn, thái độ và kỹ năng cần thiết cho từng vị trí công tác. Những yêu cầu đào tạo được xác định chủ yếu ở hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là tại thời điểm tuyển dụng nhân viên, giai đoan hai là sau khi đánh giá nhân viên. Chẳng hạn với năng lực lãnh đạo, công ty cần xác định các hành vi tích cực mà nhân viên đang còn thiếu. Công ty nên cung cấp các chương trình đào tạo chuyên biệt phục vụ cho mỗi khung năng lực, điều này sẽ giúp cho nhân viên phát triển và chuẩn bị nguồn nhân lực trong tương lai. Những chương trình đào tạo này sẽ liên kết đến khung năng lực, ví dụ như chương trình đào tạo “Đổi mới & sáng tạo” giúp nhân viên có khả năng hiểu những cách thức mới trong quản lý doanh thu. Chương trình đào tạo “Nhạy bén với khách hàng và sự hài lòng của khách hàng (Excellence in Customer Relationship - ECR)” giúp nhân viên đạt được những kỹ năng giao tiếp với khách hàng, nhân viên trở nên nhạy bén với nhu cầu của khách hàng. Các chương trình đào tạo khác như làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,… truyền tải những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả để đào tạo nhân viên giải quyết những xung đột, hiểu và giải quyết các vấn đề bên trong doanh nghiệp. Mục đích là để tạo nên các nhà lãnh đạo tương lai và giúp họ đối diện, giải quyết những vấn đề phức tạp và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trong tương lai. Các chương trình đào tạo về quản lý chiến lược sẽ giúp cho nhân viên nâng cao tư duy chiến lược để xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi những kỹ năng và kiến thức chuyên biệt để giúp cho công ty duy trì lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút, gìn giữ và phát triển nhân tài. Nhân viên cũng nên được đào tạo làm cách nào để quản lý căng thẳng, nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp, làm cách nào để nâng cao năng suất, quản lý thời gian và gìn giữ sự lành mạnh về trí lực cũng như thể lực. Các chương trình nghệ thuật sống để phát triển tinh thần, thể lực và cảm xúc cá nhân. Tất cả những chương trình đào tạo này giúp nhân viên phát triển năng lực và nâng cao kết quả làm việc để tạo bước đệm trở thành nhà lãnh đạo tương lai.

Quy trình nội bộ

Quy trình nội bộ trong tổ chức giúp việc thực thi chiến lược. Nếu năng lực của nhân viên được liên kết với tầm nhìn và giá trị của tổ chức, quy trình hiệu quả sẽ được họ thiết lập. Ví dụ với năng lực tôn trọng con người, quy trình nội bộ hướng tới khách hàng có thể làm hài lòng khách hàng. Tương tự như vậy năng lực Gắn kết chiến lược giúp tạo ra sự tích hợp giữa chiến lược với quy trình trong mô hình.

Khách hàng

Khách hàng bao gồm 2 loại bên trong là nhân viên và khách hàng bên ngoài. Doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu để làm hài lòng cho cả hai đối tượng trên. Chức năng nhân sự được định hướng để nhân viên cảm thấy vui vẻ, đó là khi nhân viên hài lòng với doanh nghiệp và họ sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được thành công kinh doanh. Sự hài lòng của nhân viên được liên kết với chiến lược của doanh nghiệp và dẫn đến tỷ lệ hoàn vốn ROI cao hơn và hệ thống nhân sự hiệu quả hơn.

Tài chính

Các công ty luôn cố gắng để đưa ra các chỉ số phản ánh hiệu quả bằng các chỉ số tài chính. Thẻ điểm cân bằng liên kết các chỉ số để xác định xem doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không, nếu như việc tích hợp các chỉ số trong thẻ điểm cân bằng trên 4 khía cạnh được thực hiện tốt, nó sẽ giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao hơn. Các chỉ số đánh giá hiệu quả nhân lực được đề cập trong mô hình có thể được đo lường bằng con số như tỷ lệ giảm hao hụt, giảm vắng mặt,…những yếu tố này chỉ đạt được khi nhân viên hài lòng với doanh nghiệp.

Kết luận

Mô hình được dựa trên thực tế nguồn nhân lực góp phần ngày càng quan trọng tới lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận, kết quả kinh doanh của công ty. Bộ tiêu chuẩn này được chia làm 4 nhóm, dựa theo Thẻ điểm cân bằng nhằm giúp tăng giá trị cổ đông, kết quả kinh doanh cao là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp.

iHCM được thiết kế giúp doanh nghiệp phân loại mục tiêu theo Thẻ điểm cân bằng BSC, hoặc không phân nhóm theo BSC, trong đó đã có sẵn 86 khung năng lực, tương ứng với nó là 102 vị trí công tác cơ bản mà tổ chức thường sử dụng, bao gồm cả năng lực hành vi và năng lực chuyên môn, doanh nghiệp tổ chức có thể chỉnh sửa, tùy biến các khung năng lực này theo nhu cầu sử dụng của mình. Quý khách hàng có thể tham khảo cách thiết lập thẻ điểm cân bằng & đánh giá theo thẻ điểm cân bằng.

Phần mềm Quản lý từ điển năng lực iHCM - Công cụ quản lý năng lực và mô tả công việc cho tổ chức

Phần mềm đánh giá năng lực nhân viên iHCM không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý từ điển năng lực mà còn hoạch định nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ kế thừa, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, từ điển năng lực là nền tảng hỗ trợ xây dựng hệ thống lương và phúc lợi.


Tải tài liệu iHCM miễn phí

Tải tài liệu "Mẫu đánh giá thành tích và năng lực" hoàn toàn miễn phí!

iHCM được thiết kế giúp doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý từ điển năng lực, trong đó đã có sẵn 86 khung năng lực, tương ứng với nó là 102 vị trí công tác cơ bản mà tổ chức thường sử dụng, bao gồm cả năng lực hành vi và năng lực chuyên môn, bộ từ điển năng lực trong phần mềm iHCM được tham khảo từ bộ từ điển năng lực Đại học Harvard (Havard University Competency Dictionary) và bộ năng lực do Viện phát triển Nhân lực (CIPD - Anh Quốc), doanh nghiệp tổ chức có thể chỉnh sửa, tùy biến các khung năng lực này theo nhu cầu sử dụng của mình. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đánh giá năng lực tại đâyVào đây để tải bộ từ điển năng lực hành vi, vào đây để tải bộ từ điển năng lực chuyên môn ngành IT. Đọc thêm tại đây để tìm hiểu thêm các loại năng lực có trong từ điển năng lực, sự khác nhau giữa năng lực hành vi và năng lực chuyên môn.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

Mời Quý vị xem Phần 1 tại đây Mối quan hệ giữa khung năng lực và thẻ điểm cân bằng - Phần I

Xem tất cả các phần: Phần 1Phần 2.

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực