Thuật ngữ quản lý theo mục tiêu được xem như là cách tiếp cận đối với công việc hoạch định. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 trong quyển sách Thực Hành Quản Lý của Peter Drucker. Sau đó, nhiều chương trình tương tự như quản lý theo mục tiêu được phát triển với những tên gọi khác nhau ví dụ như “Quản lý theo kết quả” (Management by results), “Quản lý mục tiêu” (Goals management), “Kiểm soát và hoạch định công việc” (Work planning and review), “Mục tiêu và kiểm tra (Goals and controls) và một số tên gọi khác nữa.
Phương thức quản lý này hiện nay được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp trên thế giới, các công ty Google, Apple, Microsoft, Metro Cash & Carry,.... đều áp dụng phương thức này. KPI (Key Performance Indicator) và OKR (Objectives and Key Results) là hai phương thức triển khai quản lý theo mục tiêu, tùy theo mức độ phù hợp mà tổ chức có thể lựa chọn cách thức áp dụng.
Phần mềm quản lý mục tiêu, công việc iHCM giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản lý xem xét, theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên. Vì thế, đến mỗi kỳ đánh giá nhân viên sẽ được thực hiện dễ dàng, khoa học và thao tác nhanh nhờ các dữ liệu về kết quả mục tiêu, công việc tổng hợp ngay trên phần mềm. Phần mềm đánh giá nhân viên iHCM sẽ dựa theo 2 mặt đánh giá năng lực và đánh giá thành tích.
Tải tài liệu "Mẫu đánh giá thành tích và năng lực" hoàn toàn miễn phí!
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Chủ đề: Quản lý mục tiêu
Việc giao cho nhân viên công cụ lập mục tiêu cho chính họ sẽ hữu ích cho nhân viên lẫn cho tổ chức.
Xem tiếpBạn sẽ không bao giờ có một nhà lãnh đạo hoàn hảo, và bạn sẽ không bao giờ có một đội bóng hoàn hảo. Trong khi phong cách lãnh đạo của mỗi người là duy nhất và không có con đường nào là hoàn hảo thì có những sai lầm lớn mà phần lớn ai cũng có thể mắc phải.
Xem tiếpQuản lý theo mục tiêu là một quá trình xác định, thiết lập các mục tiêu trong nội bộ tổ chức, trong đó nhà quản lý và nhân viên thống nhất mục tiêu và hiểu được làm thế nào để đạt được đích.
Xem tiếpHoạch định là khâu thiết yếu trong điều hành doanh nghiệp/tổ chức. Hàng năm lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức vẫn thường thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp, từ các mục tiêu cấp cao nhất, chúng được chia nhỏ xuống thành mục tiêu cấp phòng ban, bộ phận cấp dưới, từ đó các mục tiêu này tiếp tục được liên kết xuống từng nhân viên trong doanh nghiệp.
Xem tiếpGiao mục tiêu, công việc xuống cho bộ phận, nhân viên chưa đảm bảo mục tiêu sẽ đạt được. Vì vậy trong quá trình thực hiện nhà quản lý phải theo dõi tiến độ, phát hiện những khó khăn, hỗ trợ và phối hợp kịp thời với nhân viên để đạt được kết quả.
Xem tiếpKhông chỉ giúp thiết lập mục tiêu, hệ thống phần mềm iHCM còn có thể giúp tổ chức hoạch định, thiết lập mục tiêu theo thẻ điểm cân bằng (Balanced Scoredcard - BSC) nhằm giúp doanh nghiệp/tổ chức phát triển bền vững, đi đúng hướng theo chiến lược đã đặt ra.
Xem tiếpMục tiêu trong doanh nghiệp/tổ chức thường không chỉ dành cho một người mà nó được chia sẻ, chẳng hạn mục tiêu của một bộ phận là gì được phổ biến cho tất cả mọi người trong bộ phận đó để mọi người cùng hướng tới, mục tiêu của nhân viên thường được chia sẻ cho nhà quản lý cấp trên, nhiều mục tiêu được chia sẻ cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp/tổ chức được biết như doanh thu, lợi nhuận,....
Xem tiếpCác mục tiêu trong doanh nghiệp/tổ chức không độc lập với nhau mà có tính liên kết hỗ trợ lẫn nhau, chẳng hạn để đạt được mục tiêu doanh số 1000 tỷ trong năm thì không chỉ bộ phận kinh doanh thực hiện công việc này một cách đơn lẻ, mà các bộ phận khác cũng phải có các mục tiêu hỗ trợ, ví dụ như bộ phận marketing phải tìm kiếm được 10.000 khách hàng tiềm năng có chất lượng,... việc liên kết mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của bộ phận/nhóm và cuối cùng là mục tiêu của các nhân viên hình thành nên một sơ đồ hình cây mà chúng tôi gọi là "Bản đồ mục tiêu".
Xem tiếpViệc gì sẽ xảy ra nếu như mục tiêu của nhân viên mang tính áp đặt một chiều và không có sự tham gia của nhân viên trong việc thiết lập? Liệu người nhận mục tiêu có cam kết thực hiện hay không nếu như mục tiêu không có sự đóng góp xây dựng của mình? Việc đàm phán giữa quản lý và nhân viên nhằm thiết lập các mục tiêu quan trọng là công việc hết sức cần thiết, nó góp phần tạo sự chủ động đồng thời làm tăng tính cam kết để đạt được hiệu quả cao nhất.
Xem tiếpHầu hết các phương pháp quản trị từ trước đến nay, như Quản trị theo mục tiêu (MBO), Quản trị theo quy trình (MBP) và Quản trị theo giá trị (MBV) đều mới chỉ giải quyết được một vế của yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó là, khi chú trọng về hiệu quả thì chưa thỏa mãn tính nhân văn và ngược lại, khi chú trọng tính nhân văn thì lại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.
Xem tiếp