Quản trị hiệu suất

Quản trị hiệu suất là gì? Quản trị hiệu suất là tiến trình mà nhà quản lý và nhân viên làm việc cùng nhau để xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch, theo dõi giám sát và cuối cùng là đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của nhân viên cũng như việc đóng góp kết quả đó trong mục tiêu chung của tổ chức. Quản trị hiệu suất bao gồm một số giai đoạn chính sau:

CẨM NANG QUẢN TRỊ HIỆU SUẤT THEO SỐ LIỆU HARVARD

• Hoạch định mục tiêu: Thiết lập mục tiêu, liên kết mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của nhóm và với mục tiêu từng cá nhân.
• Hỗ trợ và giám sát: Giám sát thực hiện công việc hướng tới mục tiêu đề ra. Tại thời điểm này, nhà quản lý có thể chốt (ghi nhận) kết quả, điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh, trao đổi để ghi nhận các khó khăn và trợ giúp nhân viên nếu cần thiết.
• Đánh giá toàn diện nhân sự: Đánh giá thành tích theo mục tiêu & KPI, đánh giá năng lực theo khung năng lực. Kết quả của đánh giá là đầu vào cho việc hoạch định cũng như hỗ trợ và giám sát ở các chu kỳ tiếp theo.

Ngày nay, do sự biến đổi nhanh chóng của bối cảnh bên ngoài, các tổ chức phải chuyển mình nhanh để phù hợp với môi trường, vì vậy nhiều nơi đã chuyển sang áp dụng Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của Quản trị hiệu suất, theo đó việc cộng tác, giám sát, trao đổi và đánh giá diễn ra thường xuyên. Phần mềm iHCM hỗ trợ đầy đủ Quản trị hiệu suấtQuản trị hiệu suất liên tục.

Để hiểu thêm về Quản trị hiệu suất, Quản trị hiệu suất liên tục cũng như tầm quan trọng và các bước tiến hành quản trị hiệu suất trong tổ chức, quí vị có thể đọc thêm các bài Microsoft quản trị hiệu suất như thế nàoGoogle quản trị doanh nghiệp theo mục tiêuApple quản trị doanh nghiệp theo mục tiêu ra sao, Thời đại của Quản trị hiệu suất liên tụcquý vị cũng có thể tải tài liệu "CẨM NANG Quản trị hiệu suất theo số liệu HARVARD".

btn-taingay

Chủ đề: Quản trị hiệu suất

OKRs có thể truyền cảm hứng làm việc hiệu quả từ các mục tiêu của những công ty đầu ngành cho doanh nghiệp bạn

Một mục tiêu được kỳ vọng rõ ràng từ tầm nhìn, sứ mệnh được điều phối đến từ mục tiêu phải thực hiện từng quý, sẽ hỗ trợ cho toàn thể các nhân viên kiến tạo những ý tưởng về phương thức họ nên đặt một tinh thần chung và mục tiêu OKRs của riêng bản thân họ, mục đích của điều này nhằm canh chỉnh mục tiêu của cả doanh nghiệp. Cả tiến trình này giúp cào bằng và liên kết các cấp độ giữa những phòng ban và doanh nghiệp.

Xem tiếp

Trong những năm qua, những người đứng đầu doanh nghiệp luôn luôn tự hoàn thiện bản thân và bắt kịp với tư duy hiện đại, hiểu thấu những gì thúc đẩy hiệu suất doanh nghiệp tốt nhất. Chính vì vậy, một số tư tưởng quản trị đã từng được chấp nhận rộng rãi, đang trở nên suy yếu dần. Một ví dụ điển hình chính là bản đánh giá hiệu suất hàng năm. Rất nhiều công ty đang bỏ qua đánh giá hiệu suất hàng năm để ủng hộ một xu hướng quản lý hiệu suất phù hợp hơn Quản trị hiệu suất liên tục, hay còn được gọi là quản lý hiệu suất linh hoạt (Agile Performance Management - Còn được gọi là Continuous Performance Management).

Xem tiếp

Quản trị hiệu suất liên tục là quá trình nhân viên và nhà quản lý thường xuyên trao đổi, phản hồi công việc và có những buổi đào tạo trong suốt cả năm làm việc, trái với phương thức đánh giá truyền thống chỉ diễn ra vào cuối năm. Hiện nay, nhiều công ty hàng đầu đã chuyển đổi phương thức quản trị truyền thống sang quản trị hiệu suất liên tục nhằm đảm bảo sự liên kết mục tiêu chặt chẽ hơn, gắn kết nhân viên với doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hiệu suất tổng thể.

Xem tiếp

James Harington, một chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản trị tổ chức đã từng nói: “Cái gì mà không đo được thì không hiểu được, không hiểu được thì không kiểm soát được, không kiểm soát được thì không cải thiện được. Thực đúng như vậy, nếu chỉ theo dõi cân nặng thường xuyên, liệu bạn có giảm được cân? Hoạt động tổng hợp doanh thu hàng tháng có mang lại nhiều tiền hơn cho doanh nghiệp của bạn? Tất nhiên là không rồi. Chúng ta sẽ phải đo lường, kiểm soát và cải thiện dựa trên kết quả thu nhận được.

Xem tiếp

Theo một nghiên cứu mới đây của Công ty Tư vấn Bain & Company, nhân viên ở các công ty hàng đầu như Apple, Netflix, Google, Dell… có năng suất làm việc cao hơn 40% so với năng suất làm việc của nhân viên ở các công ty trung bình, qua đó giúp những công ty hàng đầu luôn có mức lợi nhuận biên cao hơn 30 – 50% mức lợi nhuận biên trung bình trong nhóm ngành mà công ty đó đang hoạt động.

Xem tiếp

Một trong những công việc thường xuyên và quan trọng nhất của một nhà quản lý là công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên dưới quyền. Trong công tác huấn luyện thì việc mài dũa và phát huy tinh thần làm việc của nhân viên đóng một vai trò quan trọng xuyên suốt, là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một cá nhân nói riêng và tập thể nói chung.

Xem tiếp

Đối với những phần mềm ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp, cụm từ “đám mây” không chỉ được nhắc thường xuyên mà đã trở thành khuynh hướng nổi bật trong những năm gần đây. Được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing) và cung cấp theo mô hình Saas - Software-as-a-Service (mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm), giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM đã thực sự mang đến những lợi thế đáng kể so với các giải pháp cũ mất nhiều thời gian và chi phí vào việc mua sắm và lắp đặt cơ sở hạ tầng cần thiết.

Xem tiếp

Phụ trách bộ phận nhân sự, bạn đã bao giờ mất hàng giờ đồng hồ chỉ để tìm kiếm lại hồ sơ của một nhân viên trong doanh nghiệp? Khi sếp muốn xem hồ sơ nhân viên ngay, chúng ta có tự tin cung cấp bất kỳ hồ sơ nào sếp muốn?

Xem tiếp

Con người vốn được coi là tài sản lớn của một tổ chức, doanh nghiệp nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu không được quản trị hiệu quả. Thực vậy, hoạt động của doanh nghiệp có được vận hành suôn sẻ hay không phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Thành công của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển dụng được những nhân tài tốt nhất cũng như tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên để họ có thể yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Xem tiếp

Có một chuyện rõ ràng là mọi người đều có cùng số giờ làm việc trong một ngày. Vậy tại sao một số người lại làm được nhiều việc hơn hẳn? Họ nhanh hơn ư? Hay họ thông minh hơn? Họ có nhiều sự trợ giúp hơn chăng? Có lẽ là vậy, nhưng quan trọng hơn hết, họ có những thủ thuật tận dụng thời gian và loại bỏ những việc không quan trọng.

Xem tiếp

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực