Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi rất nhiều quản lý không nhận thấy sự khác biệt giữa mục tiêu và công việc. Công việc sẽ chỉ ra cách mọi người sử dụng thời gian thế nào, nhưng mục tiêu giúp chúng ta chỉ ra kết quả cần đạt được.
Một số ví dụ công việc
- Viết báo cáo kinh doanh hàng tuần
- Kiểm soát sự than phiền của khách hàng & những vấn đề khác
- Họp hàng tuần về phát triển sản phẩm mới
- Tham gia chương trình đào tạo kiểm tra chất lượng
Một số ví dụ mục tiêu
- Tăng doanh số năm nay 10% so với năm trước
- Giảm thời gian quay vòng vốn 15% so với năm trước
- Đưa 5 sản phẩm mới ra thị trường trong năm nay
- Cắt giảm lãng phí trong sản xuất 20% so với năm trước
Việc nhầm giữa mục tiêu và công việc có thể cho thấy bạn đang tập trung vào công việc và không quan tâm tới kết quả cuối cùng.
Hậu quả của việc không quan tâm tới mục tiêu
- Bạn thường nhấn mạnh tới những công việc không liên quan mục tiêu của tổ chức.
- Nhóm của bạn tin rằng sẽ chịu trách nhiệm cho công việc, chứ không phải kết quả.
- Bạn và đồng đội lãng phí thời gian để làm mọi việc không có giá trị.
- Công việc thực thi để đạt mục tiêu sẽ luôn thay đổi theo hoàn cảnh. Nếu bạn tiếp tục với danh sách công việc giống nhau, bạn sẽ khó đạt được mục tiêu của mình.
Làm cách nào để viết một mục tiêu
Giống như một bài văn, mục tiêu gồm 3 phần:
- Bắt đầu: Hãy bắt đầu với một động từ chủ động, hành động ngụ ý bạn cần làm gì đó ngay lập tức hoặc trong tương lai. Ví dụ: đưa ra, giới thiệu, phát triển, triển khai, giảm hay sản xuất,….
- Giải thích thêm: Bạn cần nói những gì cần làm, chính xác những gì bạn muốn, phát triển,…nên được viết một cách dễ hiểu.
- Phần cuối: Hãy đưa ra phương pháp đo lường cụ thể, ngày mục tiêu cần đạt được.
Lỗi chung cần tránh khi thiết lập mục tiêu
- Quá nhiều công ty thất bại khi thiết lập phương pháp đo lường.
- Thất bại trong việc liên kết (tài chính và những thứ khác) với mục tiêu của doanh nghiệp, bộ phận và cá nhân.
- Mục tiêu được thiết lập quá thấp. Khi một mục tiêu thách thức được đặt ra nên để nhân viên tin rằng họ có cơ hội ít hơn 50/50 đạt được.
Thế nào là một mục tiêu hiệu quả
- Được xem là quan trọng
- Rõ ràng
- Được viết trong điều kiện cụ thể
- Đo lường được
- Liên kết với chiến lược của doanh nghiệp
- Có thể đạt được nhưng thách thức
- Liên quan tới tăng doanh thu, giảm chi phí, giảm rủi ro hay nâng cao năng lực
Thiết lập chỉ số đo lường
Chỉ số đo lường là số liệu thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số cung cấp bằng chứng cụ thể đạt được mục tiêu hay quá trình hướng tới mục tiêu. Doanh thu bán hàng, đầu ra cho các thiết bị máy móc, lỗi sản phẩm và thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường là những ví dụ cụ thể về chỉ số đo lường. Lưu ý rằng, bất kỳ chỉ số nào bạn sử dụng đều cần liên kết tới mục tiêu.
Ở một số vị trí, mục tiêu định lượng được một cách đơn giản. Ví dụ, mục tiêu là tăng doanh số, bạn đơn giản tạo chỉ số đo lường cho nhân viên kinh doanh bằng doanh số. Nhưng làm cách nào thiết lập các chỉ số cho các mục tiêu chất lượng và không dễ dàng đo lường như ví dụ trên? Chẳng hạn như cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Để đo lường mối quan hệ với khách hàng là công việc khó, bạn có thể đo lường bằng nhiều chỉ số khác thay thế như số lượng khách hàng than phiền trong quý hay thời gian trung bình để giải quyết vấn đề của khách hàng. Vì thế đừng cho rằng những mục tiêu chất lượng không thể gắn các chỉ số đo lường.
Để hiểu rõ thêm về các chỉ số đo lường, mời quý khách xem các thông tin sau:
- Những sai lầm khi thiết lập chỉ số KPI
- Sự khác nhau giữa thước đo và chỉ số KPI
- Cách quản lý công việc trong iHCM.
iHCM - Phần mềm quản lý mục tiêu, quản lý công việc và đánh giá nhân viên - Công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà lãnh đạo đo lường chính xác hiệu suất làm việc của nhân viên
Phần mềm quản lý mục tiêu, công việc iHCM giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản lý xem xét, theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên. Vì thế, đến mỗi kỳ đánh giá nhân viên sẽ được thực hiện dễ dàng, khoa học và thao tác nhanh nhờ các dữ liệu về kết quả mục tiêu, công việc tổng hợp ngay trên phần mềm. Phần mềm đánh giá nhân viên iHCM sẽ dựa theo 2 mặt đánh giá năng lực và đánh giá thành tích.
Tải tài liệu "Mẫu đánh giá thành tích và năng lực" hoàn toàn miễn phí!
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022