Nhân lực là một nguồn lực đặc biệt, không thể đi vay mượn, có vai trò quyết định tới sự thành bại của một tổ chức nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Nhưng trên thực tế, nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với bài toán phát triển nguồn nhân lực (NNL) và lúng túng trong việc triển khai đánh giá năng lực nhân viên.

Muốn phát triển NNL, trước tiên phải đánh giá được năng lực nội tại của nhân viên. Muốn đánh giá năng lực hiệu quả, cần có tiêu chuẩn năng lực và thước đo cụ thể. Và để biết nhân viên thiếu / đủ năng lực thế nào, cần bổ sung, phát triển ra sao, cũng lại cần tiêu chuẩn năng lực.

Vậy tiêu chuẩn năng lực là gì và xây dựng nó như thế nào?

Bộ tiêu chuẩn năng lực

Theo mô hình năng lực ASK, tiêu chuẩn năng lực gồm Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skill), Tố chất / Thái độ (Attitude) của một cá nhân cần thiết để đảm nhiệm một vị trí công việc cụ thể. Đây là mô hình rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân.

Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK, với ba nhóm năng lực chính bao gồm:

• Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective)

• Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or physical)

• Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy (Cognitive)

Tiêu chuẩn năng lực - Kim chỉ nam phát triển nguồn nhân lực

Như vậy, một doanh nghiệp / tổ chức có bao nhiêu vị trí công việc thì cũng cần bấy nhiêu tiêu chuẩn năng lực.

Ví dụ: Tiêu chuẩn năng lực của vị trí Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp

Tập hợp các tiêu chuẩn năng lực được gọi là Bộ tiêu chuẩn năng lực hay Bộ tiêu chí năng lực cốt lõi.

Tuy nhiên, dù đã có Bộ tiêu chuẩn năng lực, thì chúng ta vẫn lúng túng khi đánh giá năng lực và hoạch định phát triển NNL vì chưa có “thước” để đo lường cụ thể.

Chẳng hạn, với tiêu chí kiến thức “Hoạch định chiến lược” của bảng tiêu chuẩn trên, chúng ta không thể biết thế nào là hoạch định chiến lược và thế nào là mức 3 hay 4. Vì vậy, để có cơ sở đánh giá và hoạch định phát triển NNL, chúng ta cần phải có thêm một bộ định nghĩa năng lực, thường được gọi là Từ điển năng lực. Bộ từ điển này sẽ giúp chúng ta có cùng một cách hiểu, một thước đo cho từng tiêu chí.

Ví dụ: 

Tiêu chuẩn năng lực - Kim chỉ nam phát triển nguồn nhân lực

Từ điển năng lực

Hãy bắt đầu từ phân tích công việc. Thông qua phân tích công việc, chúng ta xác định được những công việc cần phải có trong doanh nghiệp/tổ chức, những kiến thức, kỹ năng, tố chất/thái độ cần phải có của cá nhân để đảm nhiệm công việc. Đó là các cơ sở để xây dựng Tiêu chuẩn năng lực và Từ điển năng lực.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xem xét đến văn hoá doanh nghiệp để xây dựng một bộ tiêu chuẩn chung cho mọi vị trí, làm cơ sở để chọn lọc và phát triển những cá nhân phù hợp. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp yêu cầu mọi nhân viên đều phải có một số khả năng / tố chất đặc biệt như có tư duy sáng tạo, có khát vọng… thì cũng cần phải có bộ tiêu chuẩn cho những yêu cầu này.

Ví dụ: 

Tiêu chuẩn năng lực - Kim chỉ nam phát triển nguồn nhân lực

Bộ tiêu chuẩn năng lực và Từ điển năng lực là những thứ được áp dụng riêng cho từng doanh nghiệp (phù hợp với đặc điểm hoạt động và văn hóa của doanh nghiệp), vì thế không nên “vay mượn”.

Bộ tiêu chuẩn năng lực cũng cần thường xuyên đánh giá lại và bổ sung để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Theo Doanhnhansaigon

Phần mềm Quản lý từ điển năng lực iHCM - Công cụ quản lý năng lực và mô tả công việc cho tổ chức

Phần mềm đánh giá năng lực nhân viên iHCM không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý từ điển năng lực mà còn hoạch định nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ kế thừa, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, từ điển năng lực là nền tảng hỗ trợ xây dựng hệ thống lương và phúc lợi.


Tải tài liệu iHCM miễn phí

Tải tài liệu "Mẫu đánh giá thành tích và năng lực" hoàn toàn miễn phí!

iHCM được thiết kế giúp doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý từ điển năng lực, trong đó đã có sẵn 86 khung năng lực, tương ứng với nó là 102 vị trí công tác cơ bản mà tổ chức thường sử dụng, bao gồm cả năng lực hành vi và năng lực chuyên môn, bộ từ điển năng lực trong phần mềm iHCM được tham khảo từ bộ từ điển năng lực Đại học Harvard (Havard University Competency Dictionary) và bộ năng lực do Viện phát triển Nhân lực (CIPD - Anh Quốc), doanh nghiệp tổ chức có thể chỉnh sửa, tùy biến các khung năng lực này theo nhu cầu sử dụng của mình. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đánh giá năng lực tại đâyVào đây để tải bộ từ điển năng lực hành vi, vào đây để tải bộ từ điển năng lực chuyên môn ngành IT. Đọc thêm tại đây để tìm hiểu thêm các loại năng lực có trong từ điển năng lực, sự khác nhau giữa năng lực hành vi và năng lực chuyên môn.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực