Chúng ta đang sống trong thời đại thay đổi nhanh chóng, những lý thuyết chúng ta học đã được hình thành cách đây hàng chục năm. Nhưng điều đáng quan tâm là dù nó đã không còn phù hợp nhưng lại vẫn là hệ thống lý luận vẫn được dạy tại các cơ sở đào tạo.

Nghiên cứu về sự thành công của Apple, một công ty thành công, hẳn nhiên rồi, nhưng phương thức, mô hình quản lý, sự lãnh đạo đã thách thức hầu hết các lý thuyết quản trị hiện đại, đi ngược lại hầu hết các quy luật quản lý hiện nay đang được dạy. Và những công ty đang áp dụng những khuôn mẫu quản lý cũ vẫn tiếp tục thất bại. Vậy đâu là những khác biệt và chúng ta có thể học tập được gì từ những khác biệt đó là nội dung của bài viết này của tôi.

DRI (Directly Responsibility Individuals) - Văn hóa ám ảnh nhân viên Apple - iHCM

Ở những công ty lớn, các công ty thường chuyên môn hoá theo từng bộ phận, từng nhánh và mỗi nhánh được xem là 1 SBU, chịu trách nhiệm từ sản xuất, kinh doanh đến tài chính. Nhưng ở Apple khác hẳn, dưới thời của Steve Jobs và hiện nay là Tim Cook, thì Apple lại tổ chức theo những nhóm chức năng, chỉ tập trung vào chuyên môn, không quan tâm đến vấn đề tài chính (đã có bộ phận tài chính lo cho toàn bộ hệ thống), và họ gắn bó, mặc sức sáng tạo trong một môi trường bảo mật thông tin đến mức cực đoan và hoang tưởng (theo Apple Secret – Lashinsky Adam). Theo mô hình này, các nhóm mặc sức sáng tạo, và tập trung vào đúng chuyên môn của mình, nền tảng để đưa mỗi sản phẩm của Apple là một tác phẩm nghệ thuật.

Phong cách lãnh đạo của Apple cũng thách thức các lý thuyết hành vi tổ chức hiện nay. Các lý thuyết hiện nay hướng đến một môi trường dễ chịu, nhân viên hưởng cả “mềm” lẫn “cứng”, được nhìn thấy cơ hội thăng tiến…. Nhưng tại Apple, các nhân viên được khuyến khích chỉ làm tạo 1 vị trí và làm thật tốt, và họ bị huyễn hoặc rằng, sự thoã mãn công việc chính là việc trở thành chuyên gia giỏi nhất tại vị trí họ đang làm chứ không phải thăng tiến lên những vị trí lương cao hơn.

Nhưng một trong những văn hoá rất đặc biệt, gần như trở thành ám ảnh, đó là văn hoá chịu trách nhiệm cá nhân DRI (Directly Responsible Individuals), văn hoá này thông suốt trong từng ngóc ngách tổ chức, được truyền đến các thế hệ nhân viên. Văn hoá này không ai khác do Steve khởi xướng, và nó ám ảnh nhân viên đến nỗi, những việc được xem là lặt vặt nhất cũng phải có người chịu trách nhiệm (phải có DRI) và các dự án dù lớn hay nhỏ đều có bảng phân công DRI đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Với DRI, các nhà quản lý (thật ra thường là giỏi chuyên môn) sẽ dựa vào để theo dõi công việc và quy trách nhiệm cá nhân. Nhân viên tại Apple như bị ám ảnh và cuồng tín (giáo phái Apple), khi được giao DRI, cứ thế mà thực thi, bất kể ngày hay đêm để hoàn thành nhiệm vụ.

Không như các công ty lớn khác, tại Apple luôn vận hành theo phong cách của những công ty khởi nghiệp, đó là cố gắng hoàn thành công việc với nguồn lực ở mức thấp nhất và người dẫn đầu sẽ quản lý đến chi tiết từng công việc, khác hẳn với các công ty lớn là phân nhiệm hay chuyên môn hoá hoặc uỷ quyền.

Còn rất nhiều mô hình quản trị rất lạ so với phần còn lại của thế giới, nhưng một điều không thể phủ nhận là cho đến hiện nay, Apple vẫn là công ty rất thành công và được xem có những văn hoá thách thức mọi lý thuyết về quản trị hiện nay.

Môi trường đã thay đổi, và thường các lý thuyết quản trị, cũng như luật pháp, thường theo sau hiện tượng và thay đổi chưa kịp. Chắc chắn những lý thuyết quản trị lỗi thời buộc phải thay đổi, và Apple, tôi tin là sẽ tiếp tục dẫn dắt xu thế quản trị mới ấy.

Theo Dũng Nguyễn | Quản trị Kinh doanh

Phần mềm quản lý iHCM - Giải pháp nâng cao hiệu suất doanh nghiệp

1. Quản lý mục tiêu cho từng vị trí công tác: Được phần mềm quản lý mục tiêu, quản lý công việc iHCM hỗ trợ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể giúp nhân viên nắm rõ định hướng, mục tiêu của tổ chức mình. Mục tiêu chung sẽ được chia nhỏ xuống từng nhân viên của tất cả các bộ phận. Mỗi cá nhân sẽ hiểu công việc mình đang làm thực hiện cho mục tiêu nào và chủ động hơn.

2. Dễ dàng quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu, công việc: Áp dụng iHCM, nhà quản lý có thể nắm bắt trạng thái hoàn thành mục tiêu, công việc từng nhóm, từng cá nhân, sẵn sàng trao đổi, phối hợp và hỗ trợ kịp thời.

• Thiết lập, quản lý và giám sát công việc theo mục tiêu
• Giao việc và phối hợp công việc theo quy trình tùy biến
• Tương tác thân thiện theo thời gian thực như mạng xã hội
• Thông báo nhắc việc qua email và các thiết bị di động

iHCM - Giải pháp quản trị nâng cao hiệu suất cho mọi doanh nghiệp

Dangkyngay

 Tài liệu "Bật mí 03 bước tiến hành Quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp" hoàn toàn miễn phí!

3. Đo lường và Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên: nhà quản lý có thể đo lường chính xác kết quả làm việc của nhân viên dựa theo kết quả hoàn thành mục tiêu (KPI), công việc của mỗi nhân viên thể hiện trên hệ thống.

4. Đánh giá nhân viên khoa học và nhiều chiềuiHCM xóa tan gánh nặng thủ tục hành chính trong mỗi kỳ đánh giá, hiện thực hóa đánh giá nhân viên một cách khoa học và nhiều chiều, nhiều gốc nhìn khác nhau: Đánh giá thành tích (Đánh giá KPI), Đánh giá 360 độ và Đánh giá năng lực. Dựa vào kết quả đánh giá, nhà quản lý có thể đối chiếu những năng lực còn thiếu của nhân viên so với tiêu chuẩn của doanh nghiệp ứng với vị trí công tác và lên kế hoạch đào tạo cần thiết nhằm tăng cường năng lực cho nhân viên hiệu quả nhất.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực