Bài viết giới thiệu một số phương pháp đánh giá nhân sự phổ biến, giúp nhà quản trị cũng như người làm nhân sự còn đang loay hoay tìm kiếm.
Trong bài viết “Một số phương pháp đánh giá thành tích công việc mà các nhà quản lý nhất định phải biết!” chúng tôi đã giới thiệu 3 phương pháp đánh giá thành tích công việc thường được sử dụng trong thực tiễn: phương pháp đánh giá cho điểm (rating scale), phương pháp đánh giá mô tả (essay method) và phương pháp đánh giá theo kết quả (results-oriented) hay phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu (management by objectives).
Bên cạnh đó, còn một số phương pháp đánh giá phổ biến khác sẽ được giới thiệu ngay sau đây. Và tùy theo từng văn hóa và quy mô của tổ chức cũng như tính chất công việc, nhà quản trị và người làm nhân sự sẽ phải lựa chọn sao cho phù hợp.
1. Phương pháp xếp hạng
Cách thức: Nhà quản trị sẽ cho điểm nhân viên dựa trên một biểu mẫu được chia thành các loại thành quả. Thang đánh giá đồ thị (graphic rating scale) là một công cụ được sử dụng khá rộng rãi, theo đó người đánh giá cho điểm thành quả nhân viên trên một thang liên tục.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, nên có thể áp dụng đối với doanh nghiệp có đông công nhân.
Nhược điểm: Người đánh giá dễ mắc sai sót do phụ thuộc quá nhiều vào chính biểu mẫu để xác định kết quả.
Lưu ý: Một công cụ khác là danh mục đánh giá (checklist) thể hiện đặc điểm và thành quả của nhân viên. Danh mục có thể có một số phát biểu điển hình như kỳ vọng có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, ít khi đồng ý làm việc ngoài giờ, có tính hợp tác và trợ giúp, chấp nhận sự phê bình, phấn đấu để tự cải thiện...
2. Phương pháp so sánh
Cách thức: So sánh thành quả giữa các nhân viên làm cùng công việc hay cùng một nhóm làm việc, thường nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các thành viên. Xếp hạng (ranking) là phương pháp phổ biến nhất, bao gồm việc liệt kê theo định kỳ mọi nhân viên có thành quả từ cao nhất đến thấp nhất. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn để phân chia tiền thưởng, có thể so sánh thành tích của mỗi thành viên với từng thành viên khác trong nhóm.
Lưu ý: Để tránh nhược điểm không thể xác định rõ quy mô khác biệt giữa các nhân viên, có thể gán hệ số điểm cho từng thành viên.
3. Phương pháp tường thuật
Phương pháp tường thuật đòi hỏi viết bản thông tin đánh giá, liên quan các hồ sơ và mô tả hoạt động của nhân viên. Bản thông tin này có thể được thể hiện dưới ba dạng:
- Thứ nhất là báo cáo về các sự kiện quan trọng (critical incident), trong đó quản trị viên duy trì hồ sơ cả hoạt động thuận lợi và bất lợi về thành quả của nhân viên. Khi một sự kiện quan trọng liên quan một nhân viên diễn ra, nó sẽ được ghi lại, và danh sách sự kiện này được lưu giữ trong thời kỳ đánh giá. Có thể phối hợp với các phương pháp khác để lý giải nguyên nhân tại sao nhân viên được đánh giá như vậy.
- Thứ hai là bản nhận xét (essay), đòi hỏi quản trị viên viết ngắn gọn, mô tả thành quả của mỗi nhân viên trong thời gian đánh giá, giúp người đánh giá linh hoạt hơn so với các phương pháp khác.
- Thứ ba là bản đánh giá thực tiễn (field review), do bộ phận nguồn nhân lực hoặc một người đánh giá độc lập ngoài tổ chức phỏng vấn quản trị viên về thành quả mỗi nhân viên, sau đó kết quả đánh giá được xem xét lại bởi giám sát viên nếu cần thay đổi.
4. Phương pháp quan sát hành vi
Đây là phương pháp đánh giá hành vi, thay vì các đặc điểm của một nhân viên, trong quá trình triển khai thực hiện công việc. Phương pháp này cần thiết đối với những công viêc liên quan đến tiếp xúc khách hàng, an toàn lao động, an toàn thực phẩm...
Phương pháp này mô tả các điển hình về hành vi của nhân viên trong công việc, được đo theo một thang đo thành quả. Thang đánh giá theo hành vi (Behaviorally anchored rating scales – BARS) so sánh, mô tả các hành vi với các thể hiện thông thường nhất cuả nhân viên. Thang đo quan sát hành vi (Behavioral observation scales - BOS) được dùng để đếm số lần thể hiện các hành vi nào đó. Còn thang đo kỳ vọng về hành vi (Behavioral expectation scales - BES) sắp thứ tự hành vi trên một đường liên tục để xác định thành quả xuất sắc, trung bình, hoặc không thể chấp nhận được.
Nhược điểm: Việc thiết lập các thang đo này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
(Nguồn: Doanhnhansaigon)
iHCM - Phần mềm đánh giá nhân viên khoa học, minh bạch, đảm bảo công bằng trong công tác tính lương thưởng
Đánh giá là bước quan trọng trong quy trình Quản trị hiệu suất trong mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phần mềm đánh giá nhân viên iHCM tập trung hỗ trợ:
- Đánh giá thành tích theo mục tiêu thông qua KPI, OKR và công việc.
- Đánh giá năng lực nhân viên theo khung năng lực và giá trị cốt lõi.
- Tùy biến thiết lập các mẫu đánh giá, thang điểm và quy trình đánh giá... theo đặc thù của từng tổ chức.
- Hỗ trợ biểu đồ phân tích kết quả đánh giá, bảng so sánh năng lực theo từng chu kỳ.
- Lưu trữ tập trung lịch sử kết quả đánh giá nhân viên trên phần mềm.
Tải tài liệu "Mẫu đánh giá thành tích và năng lực" hoàn toàn miễn phí!
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý dự án và cộng tác, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022