Để gặt hái được “trái ngọt” khi triển khai và vận hành OKRs, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới ứng dụng phương pháp này, đòi hỏi ban lãnh đạo và toàn bộ các thành viên tham gia cần tập trung và thay đổi nhiều thói quen làm việc so với cách quản trị cũ. OKRs tuân theo chu kỳ: tuần, tháng, quý và hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu, chiến lược linh động theo sự biến động của môi trường kinh doanh.
Và thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng vận hành thành công và đạt hiệu quả ngay từ lần áp dụng đầu tiên. Trong bài viết này, iHCM xin điểm danh một số lỗi chung thường hay mắc phải khi mới triển khai OKRs. Hãy cùng chúng tôi rà soát lại nhé!
1- Thiết lập OKRs rồi để đó
Khi mới triển khai OKRs, các nhà quản lý đều mong muốn đạt được kết quả tốt nhất khi áp dụng phương pháp quản trị này. Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của họ là thiết lập OKRs xong rồi quên ngay sau đó. Không thường xuyên kiểm tra lại tiến độ hoàn thành của các OKRs trong các buổi họp hàng tuần cùng nhân viên cũng như trong các buổi đánh giá. Điều này sẽ khiến OKRs rơi vào lãng quên, mọi thứ lại trở lại với cách làm việc truyền thống, các cuộc họp kéo dài, email, tin nhắn giao việc chồng chéo, tiêu tốn thời gian cho các mục tiêu, công việc không quan trọng.
Lời khuyên: OKRs là phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp tối ưu và nâng cao hiệu suất liên tục, tập trung vào những mục tiêu ưu tiên, quan trọng nhất. Do đó, trong quá trình triển khai, hãy liên tục theo dõi giám sát quá trình thực hiện OKRs của từng bộ phận, cá nhân trong nhóm. Hãy duy trì thói quen Check-in hàng tuần, để nhà quản lý và nhân viên cùng trao đổi, phản hồi; Review hàng tháng để đánh giá lại tiến độ hoàn thành mục tiêu cũng như những nỗ lực mà nhân viên đã cố gắng hoàn thành.
Đọc thêm: Vai trò của OKR và Cách triển khai OKR hiệu quả trong doanh nghiệp
2- Chỉ thiết lập những OKRs dễ hoàn thành
Khi xây dựng OKRs, các doanh nghiệp thường đặt ra những mục tiêu và kết quả then chốt tham vọng, đôi khi gây khó chịu, mục đích là để tạo động lực hướng đến những kết quả tốt nhất. Do đó, nếu nhân viên của bạn thiết lập các OKRs quá dễ, và họ thừa biết họ sẽ đạt được, như vậy sẽ khiến họ thiếu động lực, ý chí cố gắng, thậm chí, quên luôn OKRs đó.
Lời khuyên: Hãy cùng nhân viên của bạn trao đổi khi thiết lập OKRs. Những mục tiêu này đặt ra phải rất tham vọng, khiến người đặt luôn cảm thấy khó chịu và phải thực hiện bằng bược.
Đọc thêm: Truyền thông OKRs toàn công ty với 3 bước đơn giản
3- Nhầm lẫn giữa kết quả then chốt và công việc
Kết quả then chốt là tập hợp các thước đo đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu của bạn. Mỗi mục tiêu sẽ có 2 đến 5 kết quả then chốt. Tất cả các Kết quả then chốt phải định lượng được và đo được. Như Marissa Mayer, cựu Phó Chủ tịch Google cho biết: “If it does not have a number, it is not a Key Result.” (Nếu không có số, đó không phải là Kết quả then chốt). Công việc là để giúp bạn hoàn thành những kết quả then chốt đó. Do đó, cần xác định rõ vai trò của kết quả then chốt và công việc ngay từ đầu.
4- Quản lý OKRs ở trạng thái Tĩnh
Quản lý OKRs bằng Excel là một dạng quản lý ở trạng thái Tĩnh. Phương thức này khiến những người thực hiện khó bám sát được mục tiêu. Các thành viên trong tổ chức không nhìn rõ sự liên kết mục tiêu công ty/đội nhóm/cá nhân, thiếu thông tin phục vụ cho việc cải tiến. (Tham khảo cách iHCM giúp doanh nghiệp giám sát OKRs)
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng OKRs
Không chỉ dừng ở MBO, iHCM còn đưa triết lý của OKRs vào trong phần mềm, giúp doanh nghiệp quản trị hiệu suất liện tục và xuyên suốt, từ các mục tiêu theo BSC, cho đến các mục tiêu theo OKRs, công việc và từng checklist công việc nhỏ cụ thể, từ mục tiêu cao nhất của công ty, đến từng phòng ban, từng cá nhân trong doanh nghiệp, với mục đích cùng nhau hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Phần mềm OKRs iHCM là công cụ hoàn hảo để quản lý, đo lường kết quả các mục tiêu có tính sáng tạo (Ví dụ như một số mục tiêu của họa sỹ, nhân viên phân tích thiết kế, nhân viên phát triển phần mềm, kiến trúc sư, chuyên gia phân tích dữ liệu,...), các mục tiêu này đổi mới liên tục, nhiều mục tiêu diễn ra đúng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn. Đó là lý do nó được Google, Deloitte,.... ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp sáng tạo.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý dự án và cộng tác Workspace, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022