Xem tất cả các phần: Phần 1, Phần 2.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi, nhân lực trở thành nguồn gốc ảnh hưởng tới thành công của doanh nghiêp. Nghiên cứu này nhấn mạnh nguồn nhân lực chính là nền tảng để đạt được kết quả kinh doanh như tỉ lệ hoàn vốn, thị phần, sự hài lòng của nhân viên và sự thỏa mãn của khách hàng. Nghiên cứu này giải thích việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng bằng cách phát triển khung năng lực trong mối quan hệ với giá trị của tổ chức/doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh.
Giới thiệu
Trong thế giới năng động ngày nay, các công ty đang áp dụng phương pháp mới hơn để cạnh tranh vượt trội và đạt được kết quả kinh doanh cao. Các mô hình kinh tế mới mang đặc trưng bởi tốc độ, sự đổi mới, chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Bản chất của lợi thế cạnh tranh đã chuyển từ tài sản hữu hình sang tài sản vô hình. Trước đó, nguồn nhân lực được quan tâm thông qua các hoạt động như lương thưởng, chế độ phúc lợi cho nhân viên, nhưng ngày nay cuộc chơi đã bắt đầu thay đổi, các tổ chức ngày nay phải cân nhắc tính cạnh tranh toàn cầu và đáp ứng những yêu cầu quốc tế về thiết kế sản phẩm, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng và thời hạn giao hàng.
Những nỗ lực thành công hay thất bại đều do con người thực hiện, bằng cách thu hút những người tốt nhất và khiến họ làm việc hết mình sẽ dẫn đến kết quả thành công. Dựa trên các nghiên cứu khác nhau, có thể kết luận rằng các công ty có Hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả luôn có tính cạnh tranh cao hơn đối thủ. Tuy nhiên nhiều bằng chứng cũng cho thấy nhân sự có thể đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp, không có nghĩa là nó đang đóng góp hiệu quả vào sự thành công về mặt kinh doanh. Đó là thách thức đối với các nhà quản lý để biến nhân sự là một tài sản. Nghiên cứu này chứng minh rằng luôn có sự liên kết giữa nguồn nhân lực và thành công kinh doanh đồng thời thiết lập khuôn khổ có thể hỗ trợ các chuyên gia nhân sự biến nhân lực thành tài sản. Dựa vào Thẻ điểm cân bằng (Kaplan & Norton 1996) và khung năng lực từ thực tiễn của doanh nghiệp, tôi đã thiết lập mối quan hệ giữa khung năng lực và thẻ điểm cân bằng.
Thẻ điểm cân bằng
Được phát triển từ những năm đầu 1990 bởi Kaplan & Norton (1992), thẻ điểm cân bằng là một hệ thống quản lý cho phép các tổ chức xác định và liên kết tầm nhìn, chiến lược và hành động, nó đã trở thành công cụ chiến lược nổi bật cho quản lý. Sự thành công của việc thực thi là tập trung vào chiến lược và hướng tới kết quả tương lai. Bằng cách sử dụng thẻ điểm cần bằng, nhà quản lý có thể đưa nhiệm vụ để thực thi chiến lược. Thẻ điểm cân bằng giúp nhà quản lý khai thác nguồn tài nguyên của doanh nghiệp và cuối cùng tạo ra hiệu quả kinh tế trong khi doanh nghiệp đang hướng tới việc đạt mục tiêu. Thẻ điểm cân bằng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả kinh doanh từ việc thực hiện các chiến lược chứ không chỉ dựa vào kết quả tài chính. Các nhà quản lý cấp cao có xu hướng chú ý nhiều vào các chỉ số tài chính mà không quan tâm đủ đến những động lực đằng sau kết quả tài chính có được. Các thước đo tài chính được tạo ra để điều chỉnh, định hướng dựa trên kết quả trong quá khứ. Điều hướng hoạt động doanh nghiệp luôn liên quan tới các chỉ số hiện tại của hệ thống quản lý, thẻ điểm cân bằng khuyến khích nhà quản lý nhìn vào các chỉ số này chứ không chỉ là các chỉ số tài chính. Bằng cách xác định các quy trình, thước đo quan trọng, đánh giá, liên kết hiệu suất của công ty tới từng nhân viên, nhà quản lý có thể đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức tham gia tích cực vào việc thực thi chiến lược. Theo quan điểm thẻ điểm cân bằng, tổ chức nên nhìn nhận, đánh giá qua 4 khía cạnh (viễn cảnh), qua đó nhà quản lý cần xây dựng các thước đo, phương thức thu thập, phân tích số liệu phục vụ cho 4 khía cạnh đó, bao gồm:
1. Khía cạnh khách hàng
Tầm quan trọng của việc tập trung hướng tới khách hàng và làm hài lòng họ đang tăng lên ở bất kỳ doanh nghiệp nào và đây được xem là chỉ số hàng đầu về hiệu suất. Nếu khách hàng không hài lòng, họ sẽ tìm đến các nhà cung cấp khác để đáp ứng nhu cầu và điều này ảnh hưởng tới chỉ số tài chính. Thẻ điểm cần bằng đòi hỏi các nhà quản lý đưa sứ mệnh chung liên quan đến dịch vụ khách hàng thành chỉ số cụ thể phản ánh những vấn đề liên quan tới khách hàng (Kaplan & Norton 1992). Để đưa thành mục tiêu trong thẻ điểm cân bằng cần cung cấp rõ thời gian cho mục tiêu, chất lượng, và dịch vụ thành các chỉ số cụ thể.
2. Khía cạnh quy trình nội bộ
Doanh nghiệp nên tập trung vào các quy trình có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách hàng và mục tiêu tài chính. Các chỉ số đo lường này cho phép các nhà quản lý biết doanh nghiệp đang hoạt động ra sao và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp liệu có phù hợp với yêu cầu của khách hàng cũng như hướng đến sứ mệnh của tổ chức hay không. Các nhà quản lý cần tập trung vào những hoạt động nội bộ quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khía cạnh này của Thẻ điểm cân bằng giúp nhà quản lý biết được tình hình nội bộ bên trong doanh nghiệp.
3. Khía cạnh đào tạo phát triển
Đào tạo và phát triển là nền tảng cần thiết cho sự thành công của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là các tổ chức đòi hỏi nhiều tri thức. Khả năng sáng tạo, cải tiến và học hỏi liên quan trực tiếp tới giá trị của tổ chức. Bằng khả năng đưa sản phẩm mới, tạo nên nhiều giá trị cho khách hàng và nâng cao hiệu suất một cách liên tục, công ty mới có thể thâm nhập vào thị trường mới, tăng doanh thu, lợi nhuận, phát triển và do đó tăng giá trị cổ đông. Khía cạnh này bao gồm việc đào tạo nhân viên; quan điểm, thái độ của công ty và nhân viên đối với việc cải tiến, sáng tạo liên tục.
4. Khía cạnh tài chính
Thẻ điểm cân bằng bao gồm khía cạnh tài chính, bởi vì các chỉ số tài chính có giá trị trong việc tổng kết kết quả kinh doanh đo lường được từ các hành động của doanh nghiệp đã thực hiện. Các chỉ số tài chính có xu hướng phản ảnh lợi nhuận, tỷ lệ lãi, tăng trưởng, số vòng quay vốn,....
Thẻ điểm cân bằng cho phép tổ chức liên kết chiến lược tới việc thực thi. Các chỉ số hài lòng khách hàng, quy trình nội bộ, cải tiến, đào tạo và phát triển được xây dựng dựa trên cách nhìn và phân tích của doanh nghiệp về các yếu tố chủ chốt dẫn đến thành công (key success factors). Tuy nhiên nhìn nhận như vậy chưa đủ, thậm chí có bộ chỉ số thẻ điểm cân bằng tốt không đảm bảo sự thành công. Thẻ điểm cân bằng chỉ giúp chuyển hóa từ chiến lược doanh nghiệp thành những mục tiêu cụ thể, đo lường được. Sự thất bại trong việc chuyển đổi nâng cao hiệu suất hoạt động thành nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ khiến lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải nhìn nhận lại chiến lược cũng như kế hoạch thực thi.
Khung năng lực
Khung năng lực và các hình thức khác nhau của nó đã là chủ đề của các cuộc thảo luận trong vòng 20 năm qua. Nó có vẻ như chỉ là một thuật ngữ chung để chỉ yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu suất. Theo như nghiên cứu của Đại học Kingston, Anh Quốc, khung năng lực là một nét đặc trưng cơ bản của mỗi nhân viên (ví dụ như động lực, đặc đểm, kỹ năng, vai trò xã hội, kiến thức,…) mà dẫn tới việc đạt kết quả cao trong doanh nghiệp. Định nghĩa về khung năng lực của Đại học Kingston phân biệt giữa các công việc cần được thực hiện một cách thành thạo và con người cần để phát triển để thực hiện các nhiệm vụ ở cấp độ yêu cầu của năng lực. Đó là một kỹ năng quan sát hay khả năng để hoàn thành nhiệm vụ. Khung năng lực là một cách để diễn đạt năng lực hành vi bao gồm kỹ năng, tính cách, giá trị và động lực. Bởi vì khung năng lực nhấn mạnh vào con người, là cơ sơ để mô tả và đánh giá hiệu suất. Khung năng lực cho một số hoạt động cụ thể là việc thiết lập những phẩm chất của con người hay khiến những cá nhân xuất sắc được thể hiện cho những hoạt động cụ thể.
Phương pháp luận nghiên cứu
Các thông tin có liên quan đến các nghiên cứu này được thu thập từ các tài liệu Thẻ điểm cân bằng, khung năng lực và chiến lược doanh nghiệp. Các bài báo và tài liệu tham khảo căn cứ theo khía cạnh thực tế của doanh nghiệp. Các bài báo tham khảo bao gồm những tạp chí khoa học và tạp chí kinh doanh. Đó là mối quan hệ kết hợp giữa chiến lược nhân sự và chiến lược kinh doanh, khung năng lực, năng lực cạnh tranh. Các cuộc thảo luận cá nhân đến từ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã giúp đưa ra các kết luận quan trọng cho mỗi lĩnh vực. Sau khi xem xét các nghiên cứu của các tác giả khác nhau về định nghĩa, khái niệm, kiến thức,..có thể thấy rằng khung năng lực & nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn tới thẻ điểm cân bằng và kết quả thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu được xây dựng không nhằm thăm dò mà có thể là cơ sở để giúp cho việc thực hiện những nghiên cứu trong tương lai và đưa ra một cách nhìn thực tiễn sâu sắc để đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn.
iHCM được thiết kế giúp doanh nghiệp phân loại mục tiêu theo Thẻ điểm cân bằng BSC, hoặc không phân nhóm theo BSC, trong đó đã có sẵn 86 khung năng lực, tương ứng với nó là 102 vị trí công tác cơ bản mà tổ chức thường sử dụng, bao gồm cả năng lực hành vi và năng lực chuyên môn, doanh nghiệp tổ chức có thể chỉnh sửa, tùy biến các khung năng lực này theo nhu cầu sử dụng của mình. Quý khách hàng có thể tham khảo cách thiết lập thẻ điểm cân bằng & đánh giá theo thẻ điểm cân bằng.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Mời Quý vị xem tiếp Phần II.
Xem tất cả các phần: Phần 1, Phần 2.
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022