Quản lý là một trong những khâu quan trọng của các doanh nghiệp bất kể loại hình, quy mô hay thị trường. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ cần quan tâm tới thực tế quản trị. Dưới đây là 11 nhiệm vụ quan trọng mà mọi nhà quản lý cần có. 

Các nghiên cứu về Quản lý cho thấy

95%

"Nhân viên không hiểu chiến lược và mục tiêu doanh nghiệp."Theo Dr. Norton & Kaplan

84%

"Công ty không tận dụng hết tiềm năng của nguồn nhân lực."Theo Saratoga Institute

50%

"Hiệu suất trung bình của nhân viên bị lãng phí vào những việc không sinh lợi nhuận."Theo Corporate Strategy Research

Vì vậy Quản lý theo mục tiêu được dùng để Nâng cao hiệu suất

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý là một việc hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại một số doanh nghiệp, đôi khi chủ doanh nghiệp cùng một lúc đóng hai vai trò, vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý. Có rất nhiều công việc mà nhà quản lý cần thực hiện hàng ngày để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần có những kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc quản lý.

Huấn luyện nhân viên

Nhiệm vụ #1: Huấn luyện nhân viên

Một trong những phần việc quan trọng là huấn luyện. Các nhà quản lý sẽ chỉ cho cấp dưới hướng đi của doanh nghiệp và cách thức để thực hiện. Một cách đơn giản hơn, họ là người hướng dẫn và đào tạo cho cấp dưới. Mục đích của huấn luyện là phát triển doanh nghiệp bằng cách nâng cao tiềm năng nhân lực trong doanh nghiệp.

Nhiệm vụ #2: Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là một trong những chức năng quản lý cũng như là công việc quan trọng hằng ngày của mọi nhà quản lý. Nhà quản lý là người lập các kế hoạch tương lai của tổ chức và suy nghĩ các về cách thực thi và nguồn lực cần thiết. Vì vậy, lập kế hoạch trở thành một trong những nhiệm vụ quản lý quan trọng nhất.

Lập kế hoạch

Nhiệm vụ #3: Tác nhân thay đổi

Trên thực tế, bạn thậm chí không thể tìm thấy nổi 1 ngày mà không có thay đổi. Một quá trình thay đổi thành công đòi hỏi những tác nhân thay đổi, người sẽ bắt đầu lại và thực thi toàn bộ quy trình. Quá trình thay đổi sẽ phải được lên kế hoạch và kiểm soát nếu như bạn muốn mang lại những kết quả cao. Nhà quản lý cùng lúc phải đảm bảo rằng công ty liên tục đạt những thành quả như hiện tại và chuẩn bị sự thay đổi để đem lại những thành công tương lai.

Nhiệm vụ #4: Dự báo tương lai

Dự báo khâu nhiệm vụ quan trọng khác giúp các nhà quản lý vẽ lên viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp. Qua đó, họ sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Nhiệm vụ #5: Tạo động lực cho nhân viên

Nhân viên nên được tạo động lực nếu bạn muốn nhận được những kết quả tốt nhất từ họ. Bạn sẽ không thể tìm thấy ai làm việc vì không thứ gì cả. Tất cả nhân viên đều mong muốn được tạo động lực để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên hãy nhớ rằng mỗi nhân viên sẽ có những cách tạo động lực khác nhau. Một trong những nhiệm vụ quản lý là tối ưu hóa quy trình và tối đa hóa hiệu suất của nhân viên. Vì vậy, hãy lan truyền động lực cũng là một nhiệm vụ khác của quản lý.

Tổ chức

Nhiệm vụ #6: Tổ chức

Tổ chức là một trong những khâu quản lý bên cạnh lập kế hoạch và tạo động lực. Không có trình độ tổ chức, doanh nghiệp của bạn sẽ bị xáo trộn. Bởi vì mỗi doanh nghiệp có nhiều bộ phận, nhiều ý kiến và hành vi khác nhau. Vì vậy kỹ năng tổ chức là một phần việc của nhà quản lý tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ #7: Tuyển chọn nhân tài

Tuyển dụng nhân viên

Tuyển chọn nhân tài là một nhiệm vụ quản lý khác. Nói một cách khác, con người là tài nguyên quan trọng của tổ chức. Tuyển chọn nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp là điểm mấu chốt tạo nên thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Đội ngũ nhân viên làm việc tốt hơn sẽ tạo nên nguồn năng lượng dồi dào hơn cho doanh nghiệp. Việc tuyển chọn nhân tài cần phải căn cứ trên việc đánh giá nhân viên một cách khoa học.

Nhiệm vụ #8: Theo dõi, giám sát

Giám sát là một trong công việc của nhà quản lý giống như lập kế hoạch, tạo động lực, tổ chức và tuyển dụng. Không có giám sát hay buông lỏng giám sát sẽ đem đến những kết quả thực tế không như kế hoạch ban đầu. Mục đích của việc theo dõi, giám sát là để giảm thiểu tối đa sự chênh lệch giữa hoạch định và thực tế.

Giám sát nhân viên bằng KPI

Nhiệm vụ #9: Đàm phán

Một nhiệm vụ quan trọng khác của quản lý là đàm phán. Trong kinh doanh có hai loại đàm phán: đàm phán nội bộ và đàm phán bên ngoài. Đàm phán nội bộ là việc đàm phán các vấn đề bên trong của doanh nghiệp và đàm phán bên ngoài với các đối tượng như các nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng. Kỹ năng đàm phán của nhà quản hiệu quả hơn sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ #10: Trao quyền

Nhà quản lý thành công sẽ biết làm cách nào để giao đúng người đúng việc. Chúng ta không thể tìm thấy nhà quản lý giỏi nếu thiếu sự trao quyền. Việc trao quyền cho nhân viên cũng là cách chúng ta thấy được sự khác biệt giữa người quản lý thành công với quản lý kém. Có thể thấy rằng, trao quyền là sự kết nối giữa kinh nghiệm và kiến thức khác biệt để mang lại kết quả cao hơn.

Nhiệm vụ #11: Đại diện

Nhiệm vụ cuối cùng đó là đóng vai trò đại diện của doanh nghiệp. Nhà quản lý chính là đại diện của công ty họ đang quản lý. Cách họ nhìn, trò chuyện, đi đứng hay suy nghĩ sẽ xây dựng lên hình ảnh văn hóa doanh nghiệp trong mắt đối tác bên ngoài.

iHCM - Phần mềm quản lý mục tiêu, quản lý công việc và đánh giá nhân viên - Công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà lãnh đạo đo lường chính xác hiệu suất làm việc của nhân viên

Phần mềm quản lý mục tiêu, công việc iHCM giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản lý xem xét, theo dõi toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên. Vì thế, đến mỗi kỳ đánh giá nhân viên sẽ được thực hiện dễ dàng, khoa học và thao tác nhanh nhờ các dữ liệu về kết quả mục tiêu, công việc tổng hợp ngay trên phần mềm. Phần mềm đánh giá nhân viên iHCM sẽ dựa theo 2 mặt đánh giá năng lực và đánh giá thành tích


Tải tài liệu iHCM miễn phíTải tài liệu "Mẫu đánh giá thành tích và năng lực" hoàn toàn miễn phí!

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực