Bí quyết để truyền tải và đưa các giá trị vào trọng tâm hoạt động của doanh nghiệp nằm ở việc diễn giải chúng một cách cụ thể và rõ ràng ở dạng hành vi.
Mỗi doanh nghiệp đều mang trong mình những giá trị hết sức quý báu, tuy nhiên rất ít doanh nghiệp thực sự cam kết sống và làm việc theo đúng các giá trị mà mình dày công gầy dựng; chính niềm tin mạnh mẽ vào hệ giá trị giúp tạo nền tảng vững chắc để từ đó văn hóa tổ chức được nuôi dưỡng và củng cố một cách mạnh mẽ. Với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, áp lực từ công việc dễ khiến cho các tổ chức ngày rời xa những quy tắc và giá trị cốt lõi của mình.
Bí quyết để truyền tải và đưa các giá trị vào trọng tâm hoạt động của doanh nghiệp nằm ở việc diễn giải chúng một cách cụ thể và rõ ràng ở dạng hành vi. Bằng cách mô phỏng và khen thưởng các hành vi phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp, nhân viên sẽ liên tục được nhắc nhở về niềm tin của tổ chức và làm thế nào để sống đúng với các nguyên tắc ấy. Ngoài ra, việc diễn giải các giá trị thành hành vi còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quan sát, đo lường, đánh giá và quản lý các tiêu chuẩn của công ty.
Do vậy, đừng để các giá trị tổ chức nằm trơ trên giấy hay các tài liệu tuyển dụng một cách đầy lãng phí; hãy học cách tận dụng chúng như một công cụ hữu ích để phát triển doanh nghiệp của bạn theo 4 lời khuyên bên dưới:
1. Đặt giá trị làm trọng tâm
Thay vì được đặt làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức, các giá trị lại thường bị lãng quên khi doanh nghiệp tập trung đối phó với các thách thức, áp lực từ thương trường. Hệ giá trị sẽ không phát huy được tác dụng kì diệu nếu chúng không được ta ghi nhớ và áp dụng.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để hệ giá trị hiện diện như một trọng tâm của tổ chức?
Câu trả lời nằm ở việc nhấn mạnh với mỗi nhân viên tầm quan trọng của hệ giá trị đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Ngoài việc thể hiện chúng trên website, các nhà quản lý cũng cần chú ý truyền tải thông điệp về giá trị tổ chức ở những nơi mà nhân viên thường xuyên tiếp xúc hay tập hợp, chẳng hạn như sổ tay nhân viên, căn tin hay phòng họp…Tại một số công ty, các giá trị được vẽ lên tường chung với logo của doanh nghiệp như một lời nhắc nhủ hàng ngày về tầm quan trọng của chúng.
2. Tuyển dụng dựa trên giá trị
Xây dựng một môi trường làm việc chú trọng giá trị tổ chức bắt đầu từ việc tuyển dụng dựa trên các giá trị đó. Mỗi doanh nghiệp nên phát triển một bộ câu hỏi phỏng vấn và đo lường dựa trên các giá trị riêng của mình nhằm đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên.
Hiển nhiên, một doanh nghiệp chú trọng tinh thần doanh nhân sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan đến tố chất này để đảm bảo ứng viên khi gia nhập vào tổ chức có thể hoàn thành nhiệm vụ và củng cố thêm cho niềm tin vào hệ giá trị này.
Chính vì thế, sử dụng quy trình phỏng vấn để tìm kiếm và phát hiện ra các cá nhân có giá trị tương đồng với doanh nghiệp là việc làm rất quan trọng cần được nhấn mạnh.
3. Sống và làm việc theo giá trị
Cách tốt nhất để thực hành các giá trị là tích hợp chúng vào từng hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, đừng để chúng nằm bị động trên tường mà hãy lấy đó làm các nguyên tắc sống, làm việc hằng ngày.
Lấy ví dụ về giá trị có tên “Cho Đi” (Give more) của một công ty tên là VMware. Doanh nghiệp này cho phép nhân viên sử dụng 40 tiếng làm việc mỗi năm để làm công tác tình nguyện; ngoài việc đi làm tình nguyện cùng nhau, họ còn có một tổ chức từ thiện riêng phục vụ cho mục đích giáo dục, đầu tư và gây quỹ cho các cộng đồng đang tìm kiếm sự giúp đỡ
Bên cạnh đó, việc làm gương cũng đóng vai trò quan trọng không kém; lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp phải liên tục thực hành các giá trị tổ chức trong các công việc hàng ngày của mình nhằm khuyến khích nhân viên làm theo.
4. Khen thưởng theo giá trị
Lãnh đạo nên quảng bá cho hệ giá trị của tổ chức bằng cách khen thưởng các hành vi phản ánh đúng niềm tin của doanh nghiệp; đừng ngần ngại việc công khai khen ngợi ai đó vì đã hành xử theo đúng các nguyên tắc mà tổ chức chú trọng. Việc này không chỉ khiến người được thưởng cảm thấy vui sướng, mà còn có tác dụng khích lệ những nhân viên khác cố gắng noi theo.
Cần đảm bảo rằng các cá nhân có hành vi phản ánh đúng giá trị tổ chức nhận được sự chú ý tương xứng; đó có thể là việc được tuyên dương trên website của công ty, khen tặng danh hiệu “Nhân viên của tháng”, hay chỉ đơn giản là một cái vỗ vai động viên tinh thần.
Theo Entrepreneur
Phần mềm quản lý iHCM - Giải pháp nâng cao hiệu suất doanh nghiệp
1. Quản lý mục tiêu cho từng vị trí công tác: Được phần mềm quản lý mục tiêu, quản lý công việc iHCM hỗ trợ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể giúp nhân viên nắm rõ định hướng, mục tiêu của tổ chức mình. Mục tiêu chung sẽ được chia nhỏ xuống từng nhân viên của tất cả các bộ phận. Mỗi cá nhân sẽ hiểu công việc mình đang làm thực hiện cho mục tiêu nào và chủ động hơn.
2. Dễ dàng quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu, công việc: Áp dụng iHCM, nhà quản lý có thể nắm bắt trạng thái hoàn thành mục tiêu, công việc từng nhóm, từng cá nhân, sẵn sàng trao đổi, phối hợp và hỗ trợ kịp thời.
• Thiết lập, quản lý và giám sát công việc theo mục tiêu
• Giao việc và phối hợp công việc theo quy trình tùy biến
• Tương tác thân thiện theo thời gian thực như mạng xã hội
• Thông báo nhắc việc qua email và các thiết bị di động
Tài liệu "Bật mí 03 bước tiến hành Quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp" hoàn toàn miễn phí!
3. Đo lường và Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên: nhà quản lý có thể đo lường chính xác kết quả làm việc của nhân viên dựa theo kết quả hoàn thành mục tiêu (KPI), công việc của mỗi nhân viên thể hiện trên hệ thống.
4. Đánh giá nhân viên khoa học và nhiều chiều: iHCM xóa tan gánh nặng thủ tục hành chính trong mỗi kỳ đánh giá, hiện thực hóa đánh giá nhân viên một cách khoa học và nhiều chiều, nhiều gốc nhìn khác nhau: Đánh giá thành tích (Đánh giá KPI), Đánh giá 360 độ và Đánh giá năng lực. Dựa vào kết quả đánh giá, nhà quản lý có thể đối chiếu những năng lực còn thiếu của nhân viên so với tiêu chuẩn của doanh nghiệp ứng với vị trí công tác và lên kế hoạch đào tạo cần thiết nhằm tăng cường năng lực cho nhân viên hiệu quả nhất.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêu, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.
Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!
Tin liên quan
Tin mới
- PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN - CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐẮC LỰC CHO MỌI DOANH NGHIỆP - 02/11/2022
- iHCM THÔNG BÁO CẬP NHẬT MODULE ĐÁNH GIÁ MỚI NGÀY 21/08/2022 (PHIÊN BẢN 5.9.0) - 19/08/2022
- Lịch Sử Ra Đời Của HRM Hiện Đại, Những Yêu Cầu Nào Dành Cho Quản Trị Nhân Lực? - 07/06/2022
- So Sánh Phần Mềm OKR Quốc Tế Và Việt Nam - Lựa Chọn Nào Tối Ưu? - 23/05/2022
- Phần Mềm KPI Nổi Bật Mà Các Lãnh Đạo Khuyên Dùng 2022 - 26/04/2022