KPI là gì? KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số hiệu quả, nó là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân trong việc đạt được CSFs. Có thể có nhiều KPI cho một CSF. KPI có thể là chỉ số đo tài chính hoặc phi tài chính. CSF là từ viết tắt của Critical Success Factor (tạm dịch là Yếu tố chủ chốt thành công), tức là yếu tố quan trọng để có thành công, như vậy không phải số liệu nào cũng được coi là KPI mà số liệu đó phải mang ý nghĩa cốt yếu, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả cuối cùng. Được áp dụng ở Mỹ từ những năm 1980, nhưng đến năm 1992, KPI mới được các nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng rộng rãi trên thế giới. Đặc trưng của KPI bao gồm:
- KPI cần phải tuân thủ nguyên tắc SMART.
- Diễn ra thường xuyên theo một chu kỳ nhất định, nói cách khác việc đo lường có tần suất, ví dụ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Luôn gắn với một cá nhân hoặc bộ phận cụ thể và thể hiện sự thành công có ý nghĩa then chốt của chủ thể.
KPI là khái niệm tương đối giống với KR (Key Results) trong OKR, vào đây để xem khái niệm OKR và tìm hiểu sự khác biệt.
Đặc điểm công việc của các vị trí sáng tạo như họa sỹ thiết kế, phát triển phần mềm, kiến trúc sư, chuyên gia phân tích dữ liệu,...là công việc, mục tiêu đổi mới liên tục, không lặp lại, thậm trí có những việc diễn ra đúng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn, vì vậy không áp dụng được KPI. Trong những trường hợp này OKR là lựa chọn hoàn hảo, ngày càng nhiều công ty ứng dụng OKR trong quản lý, điều hành như Intel, Google, LinkedIn, Deloitte,.... OKR là phương thức cải tiến của quản lý theo mục tiêu, nó là một thành phần của Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của quy trình Quản trị hiệu suất và áp dụng cho các các công ty ứng dụng Quản trị nhanh gọn.
Để xác định khi nào dùng OKR, khi nào dùng KPI, bạn có thể đọc thêm bài "OKRs và KPIs, doanh nghiệp chúng tôi nên chọn phương pháp đo lường hiệu suất nào?". Hãy nghĩ đến OKR nếu như bạn thấy nó phù hợp sau khi đọc bài trên. iHCM hỗ trợ đồng thời cả KPI và OKR.
Chủ đề: KPI là gì?
KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, chỉ tiêu định lượng,... Đây đã là khái niệm quen thuộc và là nhiệm vụ bắt buộc đối với dân ngân hàng. Tuy nhiên, việc giao KPI cho nhân viên ở các ngân hàng hiện nay còn nhiều vấn đề phải suy ngẫm.
Xem tiếpGần đây, những câu chuyện xoay quanh cụm từ siêu nóng “đề án việc làm” cùng các chỉ số KPI vị trí thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp, không chỉ khối doanh nghiệp tư nhân mà kể cả các công ty nhà nước hay đơn vị hành chính sự nghiệp như trường đại học,… cũng hết sức quan tâm.
Xem tiếpLà phương pháp đã được áp dụng thành công bởi các doanh nghiệp tỷ đô như Google, Apple, Metro Cash & Carry… MBO & KPIs trở thành bộ công cụ hàng đầu trong việc xây dựng mục tiêu doanh nghiệp và thiết lập các thước đo đánh giá hiệu quả thực tế của mỗi nhân viên, bộ phận/phòng ban.
Xem tiếpOKR được mệnh danh là phương pháp quản trị hiệu suất có linh hồn và định hướng, truyền cảm hứng tới những người thực hiện, trong khi, KPI lại được mô tả như những con số thiếu linh hồn. Tuy nhiên khi kết hợp chúng với nhau, OKR và KPI lại là cặp đôi bổ sung rất tốt cho nhau. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và nâng cao hiệu suất làm việc của một tổ chức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách KPIs phối hợp cùng OKR qua một số câu hỏi sau!
Xem tiếpXây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử là mục tiêu hướng tới đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước đặt ra đối với các cơ quan bộ, ngành. Muốn làm được điều đó một cách hiệu quả, trước tiên cần phải nâng cao chất lượng công việc của cán bộ công chức – viên chức nhà nước.
Xem tiếpNgay sau khi nhậm chức, những ngày qua, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu rõ các ưu tiên hàng đầu trong triển khai nhiệm vụ với nhiều giải pháp mới.
Xem tiếpMBO, BSC-KPI đang trở thành một công cụ phổ biến và hữu hiệu để các nhà quản lý đánh giá đúng hiệu quả công việc, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra của các cấp từ công ty đến bộ phận.
Xem tiếpTài liệu này sẽ hỗ trợ người dùng triển khai KPI trên phần mềm iHCM với 3 bước chính: 1. Xây dựng thẻ điểm KPI; 2. Triển khai vận hành KPI; 3. Báo cáo kết quả.
Xem tiếp“OKRs và KPIs, chúng tôi nên chọn phương pháp đo lường nào? Liệu có thể kết hợp OKR với KPI cùng lúc được không?” Là những câu hỏi chúng tôi thường gặp nhất khi tư vấn cho khách hàng của iHCM.
Xem tiếpỞ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhân viên và quản lý cấp trung sẽ cảm thấy rất khó chịu trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị hiệu suất theo KPI. Nhưng thái độ đó với KPI cần được thay đổi.
Xem tiếp