KPI là gì?

KPI là gì? KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số hiệu quả, nó là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân trong việc đạt được CSFs. Có thể có nhiều KPI cho một CSF. KPI có thể là chỉ số đo tài chính hoặc phi tài chính. CSF là từ viết tắt của Critical Success Factor (tạm dịch là Yếu tố chủ chốt thành công), tức là yếu tố quan trọng để có thành công, như vậy không phải số liệu nào cũng được coi là KPI mà số liệu đó phải mang ý nghĩa cốt yếu, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả cuối cùng. Được áp dụng ở Mỹ từ những năm 1980, nhưng đến năm 1992, KPI mới được các nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng rộng rãi trên thế giới. Đặc trưng của KPI bao gồm:

- KPI cần phải tuân thủ nguyên tắc SMART.
- Diễn ra thường xuyên theo một chu kỳ nhất định,  nói cách khác việc đo lường có tần suất, ví dụ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
- Luôn gắn với một cá nhân hoặc bộ phận cụ thể và thể hiện sự thành công có ý nghĩa then chốt của chủ thể.

KPI là khái niệm tương đối giống với KR (Key Results) trong OKR, vào đây để xem khái niệm OKR và tìm hiểu sự khác biệt.

Không nên áp dụng KPI để đo lường kết quả các mục tiêu thuộc lĩnh vực sáng tạo!

Đặc điểm công việc của các vị trí sáng tạo như họa sỹ thiết kế, phát triển phần mềm, kiến trúc sư, chuyên gia phân tích dữ liệu,...là công việc, mục tiêu đổi mới liên tục, không lặp lại, thậm trí có những việc diễn ra đúng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn, vì vậy không áp dụng được KPI. Trong những trường hợp này OKR là lựa chọn hoàn hảo, ngày càng nhiều công ty ứng dụng OKR trong quản lý, điều hành như Intel, Google, LinkedIn, Deloitte,.... OKR là phương thức cải tiến của quản lý theo mục tiêu, nó là một thành phần của Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của quy trình Quản trị hiệu suất và áp dụng cho các các công ty ứng dụng Quản trị nhanh gọn.
Để xác định khi nào dùng OKR, khi nào dùng KPI, bạn có thể đọc thêm bài "OKRs và KPIs, doanh nghiệp chúng tôi nên chọn phương pháp đo lường hiệu suất nào?". Hãy nghĩ đến OKR nếu như bạn thấy nó phù hợp sau khi đọc bài trên. iHCM hỗ trợ đồng thời cả KPI và OKR.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp iHCM - Công cụ hiện thực hóa KPI của lãnh đạo

Với phần mềm KPI iHCM, các mục tiêu được quản lý để có thể gắn chỉ số đo lường bằng cách thiết lập KPI, kết quả được giám sát, đo đạc từng chu kỳ (Theo ngày, tuần, tháng, quý). Việc áp dụng KPI giúp tổ chức đo lường được hiệu suất làm việc của từng cá nhân, bộ phận, qua đó nhân viên có được thu nhập liên quan, đây là cách thức khuyến khích, tạo động lực và giữ chân nhân tài. Để hiểu thêm về KPI, quí vị có thể đọc các bài:

Chỉ số KPI dẫn dắt và thể hiện hiệu suất - Ứng dụng trong thẻ điểm cân bằng: Nhiều tổ chức chỉ quan tâm tới các chỉ số kết quả cuối cùng mang ý nghĩa tài chính, tuy nhiên các chỉ số đó là các chỉ số thể hiện hiệu suất cuối cùng, nó không là cơ sở cho việc dẫn đường đến kết quả. Hệ thống KPI cần có hai loại chỉ số KPI dẫn dắt và KPI thể hiện hiệu suất. Bài viết này phân biệt hai loại chỉ số và giúp tổ chức nhận thức được mức độ quan trọng của cả hai loại chỉ số trên.
Sự khác nhau giữa thước đo và chỉ số KPI: Bài viết giúp xác định đâu là KPI giữa rất nhiều số liệu trong tổ chức.
Những ngộ nhận khi thiết lập chỉ tiêu KPI trong doanh nghiệp: Những sai lầm thường gặp khi thiết lập hệ thống KPI.
- Các bước triển khai và áp dụng KPI trong tổ chức: Các bước triển khai và áp dụng KPI.

Phần mềm iHCM có chức năng quản lý mục tiêu đo lường được bằng chỉ số KPI

Tải tài liệu iHCM

Tài liệu "Các bước triển khai KPI trong doanh nghiệp" hoàn toàn miễn phí!

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

Chủ đề: KPI là gì?

Để thành công, doanh nghiệp cần một đội ngũ nhân viên gắn kết, cùng hướng tới mục tiêu chung, cộng tác làm việc với hiệu suất cao. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến rất nhiều phần mềm quản trị hiệu suất giúp các doanh nghiệp tăng năng suất vượt trội, tốc độ phát triển nhanh, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trên thị trường.

Xem tiếp

Mỗi sáng đầu tuần hoặc đầu tháng, anh chị em công sở lại nhận một chiếc mail thông báo KPI và OKR giai đoạn này. Vậy điều gì thực sự ẩn chứa sau nó mà các sếp muốn nhắn gửi đến bạn?

Xem tiếp

Khung OGSM là một công cụ vận hành kế hoạch cho phép các tổ chức liên kết tầm nhìn dài hạn của họ với những chiến lược phù hợp. OGSM là cụm từ được hình thành bởi 4 yếu tố, O: Objectives - Mục tiêu, G: Goal - Mục đích, S: Strategy - Chiến lược, M: Measurements - Đo lường (Chỉ số đánh giá hiệu suất quan trọng - KPI). Bốn mục này xuất hiện để chắc chắn rằng trọng tâm được phân chia và các mục tiêu cụ thể cũng như các mục tiêu có thể đo lường được thiết lập để hỗ trợ cho chiến lược.

Xem tiếp

Hiện nay KPI đã trở nên khá phổ biến với các doanh nghiệp Việt Nam, KPI như một la bàn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng đạt đúng chiến lược đã đề ra. Đây là công cụ tuyệt vời để quản trị mục tiêu và đánh giá sức khoẻ doanh nghiệp của bạn. Mỗi bộ phận chức năng hoặc vị trí chức danh khác nhau sẽ có bộ chỉ số KPI khác nhau. Doanh nghiệp đo lường các chỉ số đó định kỳ theo tuần suất tuần, tháng hoặc quý… để có những định hướng và điều chỉnh phù hợp.

Xem tiếp

Cho dù mục tiêu cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp bạn có liên quan tới marketing, bán hàng hay bất kỳ hoạt động nào khác của doanh nghiệp thì việc lựa chọn một KPI (key performance indicators - ) đúng đắn sẽ giúp đo lường được những cải thiện để nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Xem tiếp

Là doanh nghiệp đang triển khai BSC-KPI, tuy nhiên, việc ứng dụng bộ đôi công cụ này chưa giúp doanh nghiệp (DN) của Anh/Chị đạt hiệu quả như mong muốn, bởi những lý do sau:

Xem tiếp

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ iHCM, đội ngũ iHCM xin trân trọng thông báo với quý khách hàng tính năng mới được nâng cấp từ tháng 12/2019 đối với các phiên bản Enterprise và Enterprise Plus (bao gồm phiên bản chính thức và dùng thử) như sau:

Xem tiếp

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ iHCM, đội ngũ iHCM xin trân trọng thông báo với quý khách hàng một số tính năng mới được nâng cấp từ tháng 10/2019 như sau:

Xem tiếp

Trước đây, các quyết định mang tính chiến lược, chiến thuật để ứng phó với những biến đổi của thị trường được đưa ra thường mang chút cảm tính. Rất ít những doanh nghiệp mà những người đưa quyết định như ban giám đốc, cấp quản lý có thể nắm bắt rõ ràng tình hình hoạt động công ty, các phòng ban, đội nhóm, cá nhân đang tiến hành và hoàn thành mục tiêu ở mức nào.

Xem tiếp

Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc: công ty mình trả lương theo KPI (hiệu quả công việc), mức lương đóng BHXH được thỏa thuận và ghi trên HĐLĐ, do đó, nếu hiệu quả không đạt thì lương sẽ thấp hơn mức đóng ghi trên HĐLĐ. Vậy trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) như thế nào?

Xem tiếp

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực