Trước đây, các quyết định mang tính chiến lược, chiến thuật để ứng phó với những biến đổi của thị trường được đưa ra thường mang chút cảm tính. Rất ít những doanh nghiệp mà những người đưa quyết định như ban giám đốc, cấp quản lý có thể nắm bắt rõ ràng tình hình hoạt động công ty, các phòng ban, đội nhóm, cá nhân đang tiến hành và hoàn thành mục tiêu ở mức nào.

Tại nhiều doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh được xử lý thông qua các báo cáo trên Excel, gửi qua email, in ra giấy và trưng ở các bảng tin mà ít người có thể nhìn thấy. Vậy nên, việc đưa một hệ thống phần mềm quản lý giúp từng cấp bậc trong doanh nghiệp nắm bắt đúng thực tế hoạt động và liên tục cải tiến đồng nhất với chiến lược vạch ra là mơ ước của nhiều nhà lãnh đạo.

Thế nhưng, hiện nay, ngay cả khi công nghệ thông tin đã hiện đại, nhiều nhà quản lý vẫn giữ thói quen dùng Excel, dẫn tới việc tốn thời gian đáng kể trong việc thu thập, tổng hợp dữ liệu.

Cuộc khảo sát* 200 giám đốc cấp cao tại các doanh nghiệp dẫn đầu thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại Việt Nam của Công ty tư vấn CEL Consulting đã dẫn chứng: 40% doanh nghiệp chia sẻ rằng tình hình sử dụng các chỉ số (KPI) để quản lý hiệu suất hoạt động tại các doanh nghiệp được định ra nhưng không phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty, hoặc các KPI không nhất quán, hoặc chỉ có một vài KPI được xác định cho một vài bộ phận trong doanh nghiệp, hoặc các KPI được xác định nhưng doanh nghiệp không có quy trình để kiểm soát và quản lý KPI, hoặc thậm chí không có KPI nào được xác định. 55% DN vẫn đang sử dụng Excel như là công cụ quản trị hiệu suất. 43% doanh nghiệp không tin vào chất lượng dự liệu thông tin quản trị hiệu suất họ nhận được.

Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Excel trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, công cụ này chưa mang lại tác dụng trong việc nâng cao hiệu suất doanh nghiệp, đặc biệt là trong quá trình quản lý, đánh giá KPI – chỉ số đo lường hiệu suất.

Hãy cùng chúng tôi theo dõi bảng so sánh dưới đây để nhận biết những hạn chế của Excel!

Khắc phục hạn chế của Excel trong quản lý, đánh giá chỉ số đo lường hiệu suất KPIs

Khắc phục hạn chế của Excel trong quản lý, đánh giá chỉ số đo lường hiệu suất KPIs

Như vậy, với sự hỗ trợ của giải pháp phần mềm quản trị hiệu suất như iHCM, quá trình ra quyết định của cấp quản lý sẽ được hiệu quả hơn và dễ dàng hơn nhiều khi cấp quản lý được cung cấp thông tin liên quan, chuẩn hoá, cập nhật theo thời gian thực. Việc có được dữ liệu xác thực về tình hình hoạt động kinh doanh và dữ liệu có khả năng phân tích dễ dàng là nền tảng của việc ra quyết định tốt hơn.

Bạn có thể theo dõi video giới thiệu tổng quan về module quản lý, đánh giá KPI của iHCM ngay dưới đây!

Áp dụng iHCM sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro và khó khăn trên trong quá trình quản lý, đánh giá, thu thập dữ liệu KPI. Việc đánh giá hàng tháng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều do các chỉ tiêu đã được thiết lập rõ ràng ngay từ đầu, người được đánh giá chỉ cần nhập kết quả đạt được, phần mềm sẽ tự động tính toán và đưa ra điểm số dựa theo công thức doanh nghiệp thiết lập sẵn. Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu sẽ ra được điểm kết quả KPI của chu kỳ đánh giá.

iHCM sẽ là công cụ tuyệt vời hỗ trợ xây dựng, vận hành, theo dõi, đánh giá, giúp việc triển khai KPI trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều so với cách làm thủ công truyền thống.

- Các thông tin được lưu trữ tập trung trong cùng một hệ thống và xuyên suốt theo thời gian thực.

- Giảm thiểu công tác hành chính thủ công, văn bản giấy tờ, báo cáo. Tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Lãnh đạo quản lý luôn theo sát được tình hình và hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

- Báo cáo kết quả nhanh chóng đảm bảo minh bạch chính xác, giảm thiểu tối đa sự cảm tính trong quá trình đánh giá nhân viên.

* Cuộc khảo sát được Công ty tư vấn CEL Consulting thực hiện vào tháng 02/2014.

Không nên áp dụng KPI để đo lường kết quả các mục tiêu thuộc lĩnh vực sáng tạo!

Đặc điểm công việc của các vị trí sáng tạo như họa sỹ thiết kế, phát triển phần mềm, kiến trúc sư, chuyên gia phân tích dữ liệu,...là công việc, mục tiêu đổi mới liên tục, không lặp lại, thậm trí có những việc diễn ra đúng 1 lần hoặc trong thời gian ngắn, vì vậy không áp dụng được KPI. Trong những trường hợp này OKR là lựa chọn hoàn hảo, ngày càng nhiều công ty ứng dụng OKR trong quản lý, điều hành như Intel, Google, LinkedIn, Deloitte,.... OKR là phương thức cải tiến của quản lý theo mục tiêu, nó là một thành phần của Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của quy trình Quản trị hiệu suất và áp dụng cho các các công ty ứng dụng Quản trị nhanh gọn.
Để xác định khi nào dùng OKR, khi nào dùng KPI, bạn có thể đọc thêm bài "OKRs và KPIs, doanh nghiệp chúng tôi nên chọn phương pháp đo lường hiệu suất nào?". Hãy nghĩ đến OKR nếu như bạn thấy nó phù hợp sau khi đọc bài trên. iHCM hỗ trợ đồng thời cả KPI và OKR.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp iHCM - Công cụ hiện thực hóa KPI của lãnh đạo

Với phần mềm KPI iHCM, các mục tiêu được quản lý để có thể gắn chỉ số đo lường bằng cách thiết lập KPI, kết quả được giám sát, đo đạc từng chu kỳ (Theo ngày, tuần, tháng, quý). Việc áp dụng KPI giúp tổ chức đo lường được hiệu suất làm việc của từng cá nhân, bộ phận, qua đó nhân viên có được thu nhập liên quan, đây là cách thức khuyến khích, tạo động lực và giữ chân nhân tài. Để hiểu thêm về KPI, quí vị có thể đọc các bài:

Chỉ số KPI dẫn dắt và thể hiện hiệu suất - Ứng dụng trong thẻ điểm cân bằng: Nhiều tổ chức chỉ quan tâm tới các chỉ số kết quả cuối cùng mang ý nghĩa tài chính, tuy nhiên các chỉ số đó là các chỉ số thể hiện hiệu suất cuối cùng, nó không là cơ sở cho việc dẫn đường đến kết quả. Hệ thống KPI cần có hai loại chỉ số KPI dẫn dắt và KPI thể hiện hiệu suất. Bài viết này phân biệt hai loại chỉ số và giúp tổ chức nhận thức được mức độ quan trọng của cả hai loại chỉ số trên.
Sự khác nhau giữa thước đo và chỉ số KPI: Bài viết giúp xác định đâu là KPI giữa rất nhiều số liệu trong tổ chức.
Những ngộ nhận khi thiết lập chỉ tiêu KPI trong doanh nghiệp: Những sai lầm thường gặp khi thiết lập hệ thống KPI.
- Các bước triển khai và áp dụng KPI trong tổ chức: Các bước triển khai và áp dụng KPI.

Phần mềm iHCM có chức năng quản lý mục tiêu đo lường được bằng chỉ số KPI

Tải tài liệu iHCM

Tài liệu "Các bước triển khai KPI trong doanh nghiệp" hoàn toàn miễn phí!

Phần mềm quản trị doanh nghiệp iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng các công cụ quản lý hiện đại KPIBSCtừ điển năng lực, OKR (Objectives and Key Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục tiêuquản lý công việcquản lý năng lựcđánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động, giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công ty công nghệ thành lập từ 2003.

Mang công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đồng hành cùng cộng đồng Doanh nghiệp VIỆT bứt phá trong hành trình Chuyển đổi số!

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG iHCM

Mẫu đánh giá thành tích và năng lực